Vấn nạn kẹt xe tại TPHCM chưa bao giờ hạ nhiệt, và đã gây ra rất nhiều hậu quả. Cùng Thành Hưng điểm qua 25 + tuyến đường kẹt xe ở TPHCM theo từng khu vực. Đồng thời chia sẻ các lưu ý khi chuyển đồ, chở hàng qua tuyến đường này.
Các tuyến đường hay kẹt xe ở TPHCM luôn là vấn đề khiến các bác tài đau đầu, đặc biệt trong trường hợp phải vận tải hàng hóa, đồ đạc theo đúng kế hoạch. Vậy đâu là giải pháp hợp lý lúc này? Bài viết sau sẽ liệt kê danh sách tuyến đường kẹt xe ở TPHCM, đồng thời đưa ra những lưu ý khi chuyển đồ, chở hàng qua khu vực ùn tắc.
Hình ảnh dòng xe nghìn nghịt chen lấn đang dần trở thành “đặc sản” của Sài Gòn - trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Phương tiện cá nhân gia tăng khiến đường xá quá tải, xuống cấp không thể đảm bảo lưu thông. Một số tuyến đường vành đai chưa hoàn thiện, người dân từ vùng này qua vùng khác phải đi xuyên qua trung tâm thành phố. Trong khi đó, những tòa cao ốc mọc lên tràn lan tại khu vực nội đô khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên tồi tệ.
Tuyến đường kẹt xe tại TPHCM đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với những người làm dịch vụ taxi tải chuyển đồ, chở hàng:
Giảm hiệu quả hoạt động: Kẹt xe khiến taxi tải di chuyển chậm chạp, khó khăn và giảm khả năng thực hiện nhiều chuyến đi trong một ngày. Điều này sẽ gây tổn thất về doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ taxi tải.
Tăng chi phí hoạt động: Taxi tải giữa cơn ùn tắc phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn do hay giảm tốc độ và thường xuyên dừng đỗ. Điều kiện hạ tầng xuống cấp có thể làm hỏng, làm mòn các bộ phận của xe khiến chi phí bảo dưỡng tăng cao.
Ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc: Thời gian đáp ứng yêu cầu chuyển đồ, chở hàng lâu hơn bình thường sẽ làm chậm tiến độ công việc của khách hàng.
Kẹt xe làm giảm hiệu suất làm việc
Điểm kẹt xe khu vực trung tâm TPHCM
Quận / Huyện | Tuyến đường / Điểm kẹt xe | Nguyên nhân kẹt xe |
Quận 1 | Vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm (đường Điện Biên Phủ) | Lưu lượng xe lớn từ phía cầu Sài Gòn |
Cầu Nguyễn Văn Cừ | Xe cộ từ Nhà Bè, Q.7 qua Q.1 | |
Quận 4 | Đường Nguyễn Tất Thành | Xe từ trung tâm thành phố qua Q.7, Nhà Bè |
Quận 10 | Vòng Xoay Dân Chủ | Xe đổ về từ 3 tuyến đường Võ Thị Sáu, 3 tháng 2 và Cách Mạng Tháng 8 |
Quận Tân Bình | Đường Cách Mạng Tháng Tám hướng về đường Trường Chinh | Xe đi từ trung tâm Q.1, Q.3 qua vòng xoay Dân chủ hướng về Q.10, Tân Bình, Q.12 |
Giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám và giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện | Xe từ sân bay Tân Sơn Nhất, đường Hoàng Văn Thụ, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường Trần Quốc Hoàn theo hướng tỉnh Tây Ninh | |
Vòng xoay Lăng Cha Cả | Xe di chuyển theo hướng sân bay Tân Sơn Nhất qua đường Trường Sơn - Trần Quốc Hoàn | |
Quận Bình Thạnh | Ngã tư Hàng Xanh | Giao lộ giữa đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Điện Biên Phủ, kết nối Tân Cảng (quận Bình Thạnh), TP Thủ Đức với nội đô |
Giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng | Tuyến đường người dân thành phố hướng đến bến xe miền Đông | |
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ Bạch Đằng đến ngã 5 Đài Liệt sỹ) | Xe khách, xe buýt di chuyển về bến xe miền Đông, trong khi đường quá nhỏ hẹp, nhiều phương tiện | |
Giao lộ Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị | Các phương tiện ùn ứ từ Lê Quang Định đến Phan Văn Trị và từ đường Nguyễn Xí lên | |
Quận Gò Vấp | Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn | Nơi giao nhau giữa đường Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thái Sơn - Bạch Đằng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Kiệm, Hồng Hà (Q.Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp) |
Giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị | Dòng xe từ trung tâm TP.HCM theo hướng đường Nguyễn Kiệm, Phạm Văn Đồng đổ về trong giờ cao điểm | |
Giao lộ Nguyễn Thái Sơn - Phạm Ngũ Lão | Người dân từ đường Quang Trung, Nguyễn Oanh, Phan Văn Trị … qua đường Nguyễn Kiệm (hướng về vòng xoay Nguyễn Thái Sơn) |
Điểm kẹt xe tại khu vực phía tây bắc TPHCM
Quận / Huyện | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân kẹt xe |
Quận Bình Tân và Tân Phú | Ngã tư Bốn Xã | Điểm giao giữa 6 tuyến đường đông đúc: Lê Văn Quới, Bình Long, Thoại Ngọc Thầu, Phan Anh, hương lộ 2, Hòa Bình |
Đường Trường Chinh (đoạn từ Âu Cơ đến đường Tân Kỳ Tân Quý) | Đường chỉ có 4 làn xe, người dân di chuyển khó khăn từ An Sương về ngã tư Bảy Hiền | |
Hóc Môn | Đường Nguyễn Văn Bứa (đoạn từ cầu Ông Lớn đến Ngã ba Giồng) | Đây là tuyến trục chính nối tỉnh Long An với TP HCM |
Bình Chánh | Giao lộ Quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh | Đây là tuyến trục chính nối TP HCM với tỉnh Long An, các tỉnh miền Tây |
Giao lộ Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú - Quách Điêu | Đường đi đến Long An, đường nhỏ, xuống cấp | |
Khu vực cầu Xáng trên đường Trần Văn Giàu | Trường học, chợ, khu dân cư gần nhau, đường khá nhỏ |
Kẹt xe trên đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn)
Điểm kẹt xe tại khu vực phía đông TPHCM
Quận / Huyện | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân kẹt xe |
Quận 2 | Nút giao thông Mỹ Thủy | Lưu lượng lớn xe tải, xe container di chuyển mỗi ngày để vào cảng Cát Lái theo đường Nguyễn Thị Định |
Nút giao thông An Phú | Dòng xe cộ nối đuôi nhau từ Xa lộ Hà Nội, hay Mai Chí Thọ ra vào Nguyễn Thị Định, hướng lên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, hoặc ra đường Đồng Văn Cống (ngay nút giao thông An Phú) | |
Đường Nguyễn Thị Định (từ vòng xoay Mỹ Thủy đến cảng Cát Lái) | Đường nhỏ, lượng xe container, xe du lịch lớn đặc biệt vào lễ tết | |
Quận 9 | Ngã tư Tây Hòa | Lượng xe container quẹo từ xa lộ Hà Nội vào cảng ICD Transimex bằng đường số 1 quá đông |
Điểm kẹt xe khu vực phía nam TPHCM
Quận / Huyện | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân kẹt xe |
Quận 7 | Giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh | Đại lộ Nguyễn Văn Linh nối Khu chế xuất Tân Thuận với cao cao tốc TP.HCM - Trung Lương đi các tỉnh miền Tây; Đường Nguyễn Hữu Thọ nối trung tâm thành phố với cảng Hiệp Phước, Khu công nghiệp Hiệp Phước đến huyện Bến Lức (tỉnh Long An) |
Quận 8 | Đường Dương Bá Trạc - khu vực cầu Kênh Xáng | Đây là 1 trong 3 trục giao thông chính từ quận 7, huyện Nhà Bè vào trung tâm thành phố |
Giao lộ Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng | Con đường chính từ khu Nam Sài Gòn ra cao tốc TP HCM - Trung Lương về các tỉnh miền Tây |
Dưới đây là 6 lưu ý giúp bạn tối ưu hóa quá trình chuyển đồ, chở hàng qua các tuyến đường kẹt xe ở TPHCM và giảm thiểu tác động tiêu cực của tình trạng ùn tắc giao thông tới tiến độ công việc.
Lựa chọn thời gian phù hợp: Nếu có thể, hãy tránh di chuyển vào giờ cao điểm và sắp xếp thời gian chuyển đồ vào khung giờ khác. Thông thường, các khung giờ từ 6h-9h và 16h-19h30 là thời điểm kẹt xe nghiêm trọng.
Thường xuyên nghe bản tin giao thông: Trước khi xuất phát, hãy kiểm tra Google Maps xem có tuyến đường nào hay kẹt xe không, nghe bản tin giao thông để cập nhật tình hình lưu thông tại thời điểm đó. Điều này giúp bạn tìm lộ trình ngắn nhất và tránh gặp phải tình trạng kẹt xe.
Lựa chọn tuyến đường phù hợp: Tùy thuộc vào điểm xuất phát và đích đến, hãy lựa chọn tuyến đường thay thế có lưu thông tốt hơn. Tránh đi qua những con đường chật hẹp, dễ kẹt xe và có nhiều công trình xây dựng.
Điều chỉnh lịch trình: Dự trù thêm thời gian cho việc di chuyển để tránh tình trạng chậm trễ hoặc vội vã. Kẹt xe có thể làm kéo dài thời gian di chuyển so với dự kiến, vì vậy hãy cân nhắc để tránh bị quá tải công việc.
Thông báo tình trạng kẹt xe: Nếu bạn đang chở hàng cho khách, hãy thông báo với họ về tình hình giao thông và thời gian chuyển đồ có thể bị ảnh hưởng. Điều này giúp khách hàng hiểu và có thể thay đổi lịch trình nếu cần thiết.
Luôn có phương án dự phòng: Hãy luôn chuẩn bị sẵn một phương án dự phòng nếu gặp tình huống khẩn cấp hoặc không thể di chuyển qua tuyến đường dự kiến. Xác định các tuyến đường phụ tránh kẹt xe là điều cần thiết để đảm bảo hàng hóa được chuyển đến đích đến đúng thời gian.
Tìm kiếm, lựa chọn tuyến đường thay thế tuyến đường hay kẹt xe
Bài viết đã liệt kê danh sách tuyến đường kẹt xe ở TPHCM mà bạn nhất định phải biết đặc biệt là các bác tài chuyển đồ, chở hàng. Hy vọng những thông tin mà Thành Hưng cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc khi di chuyển trong TPHCM.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến dịch vụ taxi tải chuyển đồ, chở hàng, bạn đừng quên liên hệ với Thành Hưng theo cách sau:
Địa chỉ: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, HCM
Email: thanhhunggroup.info@gmail.com
Tổng đài: 1800.00.08 - Hotline: 0938 38 38 80
Website: https://thanhhungvn.vn