Thành Hưng hướng dẫn cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng trước, trong và sau khi chuyển đến nhà mới. Tìm hiểu kỹ hơn 3 cách sắp xếp đồ đạc khi chuyển nhà ngay sau đây.
Cách sắp xếp đồ đạc khi chuyển nhà phải tuân thủ đúng quy trình: Trước, trong và sau khi chuyển đến nơi ở mới. Ngoài ra, ở mỗi thời điểm lại có cách sắp đặt cho từng món đồ khác nhau. Trong bài viết này, Thành Hưng sẽ hướng dẫn các bước chi tiết để bạn tham khảo và áp dụng.
Phân loại, đóng gói, dán nhãn từng thùng đồ cụ thể.
Đầu tiên, chúng ta cần bàn đến cách sắp xếp đồ đạc vào thời điểm trước ngày chuyển nhà. Cụ thể, bạn thực hiện các bước như hướng dẫn dưới đây.
Vì sao cần thống kê các đồ đạc trước khi sắp xếp? Vì bước này giúp bạn có cái nhìn bao quát, biết được số lượng đồ dùng cụ thể để bắt tay phân loại, đóng gói sau đó. Cụ thể, bạn cần làm các việc sau:
- Chuẩn bị giấy, bút hoặc có thể dùng máy tính để gõ thành văn bản.
- Thống kê, ghi rõ từng món đồ dùng ở từng phòng. Ví dụ: Đồ dùng phòng khách, đồ dùng phòng bếp, đồ dùng phòng ngủ, đồ dùng nhà tắm,...
- Thống kê, ghi chi tiết các món đồ dùng cá nhân, đồ đạc quan trọng như CCCD, bằng lái, sổ đỏ, giấy tờ liên quan công việc,...
- Thống kê, ghi ra các món đồ không dùng đến có nhu cầu thanh lý. Bạn có thể xem thêm bài viết cách thanh lý đồ chuyển nhà để biết các món đồ nên thanh lý.
Sau bước thống kê, bạn hãy bắt tay phân loại đồ đạc. Bước này giúp bạn dễ dàng đóng gói từng món đồ liên quan và kiểm soát trong quá trình vận chuyển cũng như lắp đặt tại nhà mới.
- Đồ thiết yếu: Là những đồ dùng mà các thành viên cần sử dụng ngay khi đến nhà mới như quần áo, giấy vệ sinh, kem và bàn chải đánh răng, chìa khóa nhà mới, sạc pin điện thoại,...
- Đồ các phòng: Phân loại đồ các phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm. Ở mỗi phòng này bạn cũng nên phân loại thành từng danh mục riêng như: Phòng bếp 1 (chén, bát,...), phòng bếp 2 (nồi, chảo,...),...
- Đồ các thành viên tự sắp xếp: Mỗi thành viên trong gia đình sẽ hiểu rõ nhất việc mang theo hoặc thanh lý món đồ nào. Vì thế, hãy để các thành viên tự phân loại đồ dùng của mình, trừ trường hợp trẻ nhỏ cần sự giúp đỡ, hướng dẫn từ người lớn.
Nếu đã thống kê và phân loại chi tiết như hướng dẫn trên thì bước đóng gói, dán nhãn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Có nhiều cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà nhưng tóm gọn bạn nhớ 3 lưu ý quan trọng sau:
- Đóng gói những đồ dùng nhỏ trước: Vì sao cần đóng gói đồ dùng nhỏ trước? Vì điều này giống như việc “giải toán”, hãy luôn làm bài tập dễ trước. Cụ thể, bạn đi một vòng các phòng đã được phân loại ở trên, sau đó bắt đầu đóng gói các đồ dùng nhỏ. Ví dụ, ở phòng khách, bạn đóng remote tivi, bộ ly uống trà,... trước rồi mới tính đến bộ sofa, quạt điện,...
- Dán nhãn trên thùng carton: Ngay sau bước đóng gói bạn cần dán nhãn từng thùng rõ ràng. Ví dụ, thùng 1 đồ dùng nhà bếp (chén, bát, đũa,...), thùng 2 đồ dùng nhà bếp (xong, chảo,...) hoặc thùng 1 đồ dùng học tập của con, thùng 2 đồ dùng làm việc của bố,... Ngoài ra, với các thùng chứa đồ dùng dễ vỡ (chén bát, đồ thủy tinh, điện tử,...) bạn cần dán thêm tờ giấy ghi “đồ dễ vỡ” để người bốc xếp nhận biết.
- Đừng để không gian trống trong các thùng: Một mẹo cực kỳ hữu ích mà bạn cần nhớ trong trình đóng gói đó là hãy dùng quần áo, chăn, khăn, giấy báo,... để chèn vào không gian trống ở các thùng. Điều này giúp cố định đồ vật, đảm bảo đồ đạc không va vào nhau gây đổ, vỡ, nứt,...
Các thùng đồ nhẹ sắp xếp trên, thùng đồ nặng bên dưới.
Bạn đã sắp xếp, đóng gói toàn bộ đồ đạc trong nhà và sẵn sàng cho ngày chuyển đi? Bạn nghĩ rằng chỉ cần chất mọi thứ lên xe là xong? Lời khuyên của Thành Hưng là đừng nên nóng vội, vì nếu không biết cách sắp xếp đồ đạc lên xe thì rất dễ gây đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, quá trình này bạn hãy làm theo 4 gợi ý sau:
Vì sao cần trải thảm hoặc đồ bọc lót trước khi chuyển đồ lên xe? Câu trả lời ra bước này giúp các thùng đồ không bị xê dịch hay va đập vào nhau trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, nếu chuyển nhà đi tỉnh, đường dài thì cần trải lớp thảm dày hơn, đồ bọc lót tốt hơn vì cung đường sẽ có nhiều chỗ gây nảy xóc.
Đây là nguyên tắc bất di bất dịch: Đồ nặng luôn bên dưới, đồ nhẹ bên trên để tránh áp lực gây nứt, vỡ đồ dùng. Cụ thể hơn, với cách sắp xếp đồ đạc chuyển nhà bạn hãy nhớ:
- Các đồ điện như tủ lạnh, máy giặt, dàn máy vi tính,... thì đặt bên trong sát cabin vì vị trí này ít bị tác động nhất.
- Các đồ nội thất như bàn ghế, sofa, tủ, nệm,... hoặc các đồ dùng cồng kềnh thì sắp xếp ở vị trí sát 2 bên hông của thùng xe. Chi tiết hơn, bạn hãy áp mặt phẳng của nội thất như lưng ghế, lưng tủ vào sát hông thùng xe để giảm va đập.
- Các thùng đồ nặng khác nên đặt giữa lòng thùng xe. Sau đó chèn các thùng đồ nhỏ vào giữa để tránh tạo ra các khoảng trống bên trong.
Việc sắp xếp các đồ liên quan gần nhau sẽ giúp bạn tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt nhanh hơn khi về nhà mới. Ví dụ, bàn ăn sắp xếp gần các đồ dùng nhà bếp, giường nệm thì sắp xếp gần các thùng đồ phòng ngủ,... Hoặc một số vật dụng cần tháo lắp thì trước đó bạn cũng nên sắp xếp chúng ở gần nhau để tiện tìm kiếm và lắp trở lại.
Đây là bước bắt buộc để đảm bảo an toàn cho đồ dùng khi vận chuyển. Nếu tự chuyển nhà bạn có thể dùng các loại dây buộc, băng dính, thanh chắn để cố định từng thùng đồ. Trường hợp thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói thì các nhân viên sẽ làm bước này kỹ càng hơn nên bạn cứ yên tâm nhé.
Các thùng đồ từng phòng cần mang đến đúng vị trí.
Bạn vừa hoàn thành quá trình sắp xếp, vận chuyển đồ đạc về nhà mới của mình. Bây giờ, chỉ còn một bước nữa là bạn có thể tận hưởng không gian sống mới: Sắp xếp đồ đạc cho ngôi nhà của bạn. Dưới đây là gợi ý từng việc làm cụ thể.
Vì sao cần ưu tiên đồ dùng thiết yếu trước khi sắp xếp các thùng đồ khác? Vì như đúng tên gọi, thùng đồ này chứa những thứ bạn cần ngay thời điểm đặt chân vào nhà mới.
- Chìa khóa nhà mới: Đồ vật bạn cần dùng đến đầu tiên khi về nhà mới chính là chiếc chìa khóa và nó nằm trong thùng đồ thiết yếu.
- Thức ăn nhanh: Hẳn bạn đã cảm thấy đói trong suốt quá trình chuyển nhà? Đừng vội bắt tay sắp xếp đồ đạc ngay mà hãy dành một chút thời gian nghỉ ngơi và thưởng thức bữa ăn nhanh bạn đã chuẩn bị trước đó.
- Điện thoại: Lúc này bạn cũng cần thông báo đến người thân, bạn bè,... rằng đã “đi đến nơi về đến chốn” an toàn. Đặc biệt, nếu chuyển đồ về quê, chuyển đồ liên tỉnh thì việc này cần làm sớm để tránh người thân lo lắng.
- Bộ quần áo để thay: Có thể một số thành viên trong gia đình cần thay bộ quần áo khác, lúc này hãy mở thùng đồ thiết yếu ra để đáp ứng nhu cầu của họ.
Tiếp đến, bạn có thể bắt tay sắp xếp đồ đạc ở phòng ngủ. Dưới đây là một vài gợi ý từ Thành Hưng:
- Đem các thùng đồ có ghi nhãn phòng ngủ vào vị trí: Trước hết, bạn hãy chọn các thùng đồ đã ghi nhãn “phòng ngủ” vào. Lưu ý, ở nhà mới có thể có nhiều phòng ngủ cho từng thành viên, bạn cũng cần phân loại đúng cho từng phòng.
- Sắp xếp đồ phòng ngủ theo nguyên tắc lớn trước nhỏ sau: Các vật dụng lớn trong phòng ngủ như giường, tủ, nệm,... nên sắp xếp trước, sau đó bạn mới sắp xếp các vật dụng nhỏ hơn.
- Tìm hiểu về vị trí các đồ dùng phòng ngủ sao cho hợp phong thủy: Ví dụ, giường không nên đặt đối diện cửa ra vào hay đối diện gương trang điểm,...
Trong cách sắp xếp đồ đạc khi chuyển nhà, bước tiếp theo là bạn sắp đặt đồ dùng cho phòng khách. Cụ thể, bạn làm theo các gợi ý dưới đây:
- Sắp xếp các nội thất trước: Sofa, bàn ghế uống nước, tủ trang trí phòng khách,... ưu tiên sắp xếp trước sau đó mới sắp xếp các đồ dùng nhỏ. Nếu phòng khách nhà mới rộng thì nên kê đồ nội thất xa tường để tạo cảm giác thoải mái. Trường hợp, phòng khách nhà mới chật thì nên kê đồ nội thất sát tường để tăng diện tích cho lối vào.
- Lắp đặt các thiết bị điện ở phòng khách: Sau khi sắp xếp xong đồ nội thất, bạn hãy lắp đặt các thiết bị như tivi, dàn loa nghe nhạc, ghế massage,... Lúc này, bạn hãy xem lại các hình ảnh, video quay chụp dây điện và các kết nối để lắp đặt nhanh hơn.
- Sắp xếp các đồ dùng nhỏ: Tranh ảnh trang trí, bình nước, bộ chén trà,... bạn sẽ sắp xếp sau cùng khi đã hoàn thành các công đoạn trên.
Tương tự các phòng trên, với phòng bếp bạn cũng sắp xếp đồ đạc theo nguyên tắc lớn trước nhỏ sau. Cụ thể hơn bạn tham khảo các gợi ý sau:
- Sắp xếp đồ dùng lớn, cồng kềnh trước: Tủ lạnh, máy rửa chén, bàn ăn, giá để xoong nồi, các loại kệ,... bạn nên xác định vị trí cụ thể và tiến hành lắp đặt trước.
- Sắp xếp các đồ dùng nhà bếp khác: Sau đó bạn lần lượt sắp xếp các đồ dùng nhà bếp khác như chén bát, đũa, nồi cơm điện, bếp ga,...
Về cơ bản, sau các bước trên, ngôi nhà mới trông đã gọn gàng hơn rất nhiều. Lúc này, các thành viên có thể tự sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình theo từng phòng riêng hoặc vị trí thường dùng của họ.
Một số đồ đạc khác mà bạn có thể sắp xếp sau cùng khi đến nhà mới là các đồ dùng nhà tắm, sắp xếp lại quần áo trong tủ, sắp đặt lại sách lên kệ,...
Dịch vụ chuyển nhà trọn gói Thành Hưng sẽ giúp bạn sắp xếp đồ đạc một cách ngay ngắn
Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã biết cách sắp xếp đồ đạc khi chuyển nhà sao cho gọn gàng nhất. Trường hợp bạn thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói thì các công đoạn trên không cần thiết nữa vì sẽ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp làm thay. Liên hệ ngay cho Chuyển nhà Thành Hưng qua tổng đài 1800 00 08 để được tư vấn dịch vụ chuyển nhà tốt nhất.