• Phone/Zalo: 09 38 38 38 80
  • thanhhunggroup.info@gmail.com
  • HCM: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TPHCM
  • Hà Nội: 105 – 107 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
  • Bình Dương: 192 Nguyễn Du, p. Dĩ An, Bình Dương

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.00.08

Cách đóng gói bếp gas

Bếp gas là một vật dụng phổ biến và cần thiết của mỗi gia đình. Khi chuyển nhà cần phải biết cách tháo lắp, đóng gói, vận chuyển bếp gas đảm bảo an toàn.

Cách đóng gói bếp gas

Bên cạnh bếp điện từ thì bếp gas là một thiết bị nấu nướng được sử dụng phổ biến ở nhiều gia đình tại Việt Nam. Cho dù thành phố hay ở nông thôn nhu cầu dùng bếp gas đều rất nhiều. Mỗi khi chuyển nhà, đây là vật dụng sẽ được mang theo để tiếp tục sử dụng ở chỗ mới. Tuy nhiên vì bếp sử dụng bình gas khá nhạy cảm, nếu tháo lắp không cẩn thận, đúng quy cách sẽ dễ bị xì gas. Điều này nguy cơ gây cháy nổ nếu gặp xẹt điện, tia lửa,... Bài viết sau sẽ hướng bạn chi tiết từng bước tháo lắp, đóng gói và vận chuyển bếp gas an toàn khi chuyển nhà.

Vì sao cần tháo lắp, đóng gói và vận chuyển bếp gas một cách cẩn thận?

Bếp gas là một thiết bị nhà bếp sử dụng khí đốt làm nhiên liệu để đun nấu thức ăn. Khi bật bếp, khí gas sẽ được dẫn đến đầu đốt và được đánh lửa để tạo ngọn lửa, cung cấp nhiệt cần thiết để nấu nướng. Có nhiều loại bếp gas như: Bếp gas âm, bếp gas dương, bếp gas hồng ngoại,... Tựu trung lại, dù dùng loại bếp gas nào thì đều cần có bình gas đi kèm. Bình gas sẽ được nối với bếp thông qua ống dẫn, các đầu nối và khóa gas.

Khi chưa lắp vào bếp, bình gas sẽ được khóa lại cẩn thận để tránh xì gas. Còn khi kết nối với bếp, cần được lắp đúng khớp, vặn đúng ren, siết chặt đảm bảo gas không bị rò rỉ ra ngoài khi bật khóa gas lên. Vì thế, mỗi khi chuyển nhà, bình gas sẽ được gỡ ra khỏi ống dẫn và van khóa để tiện vận chuyển cũng như tránh bị vướng víu, lỏng lẻo các khớp nối. Và những khi tháo ra hay lắp lại đều cần thực hiện đúng trình tự, kỹ thuật, quy cách để đảm bảo gas không bị xì ra hoặc rò rỉ khi lắp đặt và nấu nướng ở vị trí mới. Bởi nếu sai sót xảy ra, gas bị xì ra nhiều mà không biết, chỉ cần một tia lửa điện, hoặc bật lửa lên là đủ gây nên cháy nổ, hỏa hoạn nghiêm trọng. Cũng có trường hợp khác là khi ngủ gas bị xì ra nhiều quá, khiến người sống trong nhà bị ngạt thở, thậm chí tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Vì thế, cẩn tắc vô áy náy, các khâu thực hiện tháo lắp, đóng gói, vận chuyển bếp gas đều cần cẩn thận, đảm bảo an toàn.

Vì sao cần biết cách đóng gói bếp gas an toàn?

Vì sao cần biết cách đóng gói bếp gas an toàn?

Dưới đây, chúng tôi xin được trình bày 5 bước tháo lắp, đóng gói và vận chuyển bếp gas an toàn khi chuyển nhà:

Các bước đóng gói và vận chuyển bếp gas an toàn khi chuyển nhà

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

Bếp gas là một vật dụng thiết yếu và cấu tạo đặc biệt. Đồng thời có thể gặp nguy hiểm trong quá trình di dời và sử dụng nên cần phải chuẩn bị các dụng cụ, vật tư thích hợp như:

- Dây cột gọn ống dẫn gas, túi đựng đầu van gas, ốc vít.

- Đai siết ống cổ dê.

- Tua vít và cờ lê để siết hay mở các con ốc hay cổ dê.

- Thùng carton phù hợp với quy cách đóng gói bếp gas.

- Băng keo để dán kín hoặc đậy lại đầu khóa gas.

- Màng bọc dán ngoài để ngăn va đập, trầy xước và bụi bẩn.

- Túi chống sốc hoặc vật liệu chèn, đệm.

- Dây cột cố định bếp và bình gas vào khung xe.

Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư

Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư

Bước 2: Chuẩn bị bếp gas sẵn sàng

Vặn chặt khóa bình gas theo chiều kim đồng hồ. Sau đó vặn bếp gas lên cho cháy hết lượng gas còn sót lại trong ống dẫn. Kiểm tra kỹ lưỡng xem khí gas có còn thoát ra và có mùi hay không. Lau chùi sạch sẽ bếp gas, dây dẫn và bình gas. Chuẩn bị sẵn sàng để tháo ra và vận chuyển đi.

Bước 3: Tháo bếp gas đúng kỹ thuật

Có 2 loại van bếp gas phổ biến và nắp ngang và nắp chụp. Theo đó, cách tháo bếp gas cũng sẽ có sự khác nhau.

Tháo bếp có van bình gas nắp ngang

Ở chỗ này bạn lưu ý là có hai chỗ vặn, một là KHÓA GAS cố định trên đầu bình gas, và một VAN KHÓA chỗ đầu ống dẫn nối giữa bình gas và bếp gas. Trước tiên cần vặn chặt khóa gas lại theo chiều kim đồng hồ để ngăn rò rỉ gas sau khi đã tháo ống gas và vận chuyển đi (Nếu bạn chưa làm kỹ ở bước 2).

Bình gas nắp ngang thường là có dạng ren vặn theo nguyên tắc: Vặn chặt vào là NGƯỢC chiều kim đồng hồ và mở ra là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, để tháo ống có van khóa ra khỏi bình gas, một tay giữ đầu ren bình gas, một tay bạn cần vặn van theo chiều kim đồng hồ.

Tháo bếp có van bình gas nắp ngang

Tháo bếp có van bình gas nắp ngang

Tháo bếp có van bình gas nắp chụp

Đối với bếp gas nắp chụp, nhấn giữ chốt van và xoay ngược chiều kim đồng hồ 180 độ (Nửa vòng) rồi nhấc nắp chụp bình gas lên là được.

Đối với ống dẫn gas, bạn có thể tháo rời luôn van khóa ra khỏi ống. Đồng thời tháo luôn dây dẫn ra khỏi bếp gas cho đỡ vướng víu gây cản trở lúc vận chuyển hoặc hạn chế làm lỏng lẻo đầu ống nối. Nếu sau đó người lắp ráp chủ quan quên siết lại sẽ khiến gas dễ bị rò rỉ khi nấu. Hoặc nếu bạn ngại công đoạn gắn vào thì cũng có thể giữ nguyên và cột dây dẫn vào sát bếp gas để tiện cho giai đoạn đóng gói.

Tháo bếp có van bình gas nắp chụp

Tháo bếp có van bình gas nắp chụp

Bước 3: Đóng gói bếp gas cẩn thận

Cuộn dây dẫn ống gas gọn gàng sau đó cột lại chắc chắn. Đồng thời bọc ngoài bằng màng PE để khỏi bị dơ. Sau đó cột vào bếp gas luôn để đỡ vướng víu gây cản trở hoặc va quệt dính bụi bẩn. Bỏ toàn bộ bếp vào thùng carton chuyên dụng, kích thước vừa đủ cho bếp gas và dây dẫn cuộn chung. Chèn thêm các vật liệu chống sốc và lớp đệm để tránh va đập.

Đối với bình gas, mặc dù đã khóa gas lại nhưng vẫn nên bọc lại đầu dẫn gas và khóa gas để ngăn các tình huống phát sinh. Chẳng hạn như có trẻ em hoặc người khác lỡ tay vặn trúng, khiến gas bị rò rỉ mà không biết. Điều này rất nguy hiểm nếu khí gas tràn ra nhiều và gặp lửa hoặc xẹt điện.

Đóng gói bếp gas thật kỹ lưỡng trước khi di dời

Đóng gói bếp gas thật kỹ lưỡng trước khi di dời

Bước 4: Vận chuyển bếp gas cẩn thận

Bếp gas không quá nặng nên việc vận chuyển có thể không cần quá nhiều người. Trừ một số bếp gas loại lớn, nhiều đầu nấu có thể cần 2 người khiêng cho an toàn và không gắng sức. Dù có nhiều người bưng bê hay không thì cũng cần được khiêng cẩn thận, tránh va chạm khiến bếp bị trầy xước, móp méo hay bị hư hỏng các núm vặn, bộ phận đánh lửa,...

Còn với bình gas, nếu lượng gas còn nhiều thì sẽ khá nặng. Nếu có nhân công khỏe mạnh và có kinh nghiệm vác bình gas thì không có vấn đề gì. Còn nếu không, cũng sẽ cần hai người khuân vác theo cách truyền thống một cách chậm rãi và an toàn. Bởi lẽ bình gas là một vật dụng khá nhạy cảm nếu không bảo quản và vận chuyển đúng cách. Nếu đầu gas bị lệch hoặc trật ren sẽ làm gas dễ bị rò rỉ, từ đó có nguy cơ nguy hiểm.

Khi lên xe cần cố định bếp gas và bình gas với khung xe cho chắc chắn, tránh bị xô lệch, nghiêng đổ nguy hiểm. Lót đệm thêm để tránh bị xóc nảy, hư hỏng.

Vận chuyển bếp gas cẩn thận

Vận chuyển bếp gas cẩn thận

Bước 5: Lắp ráp lại bếp gas đúng quy cách

Sau khi vận chuyển bếp gas đến vị trí mới, đảm bảo nơi để bếp là mặt phẳng đã dọn dẹp sạch sẽ và cố định. Khi đó mới nên bắt đầu lắp bếp gas vào.

Đối với bình gas nắp ngang, một tay giữ đầu ren phía bình gas, một tay vặn van đầu ống dẫn ngược chiều kim đồng hồ. Siết thật chặt để gas không bị rò rỉ ra ngoài. Lưu ý: Trong quá trình vặn phải chắc chắn ren vặn êm thì mới siết chặt còn nếu chệch ren sẽ bị xì gas.

Lắp đặt lại bình gas nắp ngang

Lắp đặt lại bình gas nắp ngang

Đối với bình gas nắp chụp: Đặt chụp van thật khớp lên đầu bình gas. Nhấn giữ chốt van chụp và xoay theo chiều kim đồng hồ 180 độ (nửa vòng) rồi thả ra. Lúc này bạn có thể thử nhấc nắp chụp lên xem có thể nâng bình gas được không. Nếu chắc chắn rồi thì van đã được cài chặt vào bình gas.

Lắp đặt lại bình gas nắp chụp

Lắp đặt lại bình gas nắp chụp

Sau khi hoàn thành việc lắp bình gas, bạn thử bật bếp lên để kiểm tra ngọn lửa đã cháy đều chưa. Nếu khi bật bếp có mùi gas thì phải kiểm tra lại các vị trí gắn ống vào bếp gas, ống gắn vào van khóa. Và giữa van khóa vào bình gas, đầu khóa trên bình. Xem các vị trí này đã được gắn và siết chặt, đúng khớp hết chưa. Nếu đã làm đầy đủ mà vẫn bị rò rỉ gas thì tốt nhất nên gọi cửa hàng hoặc thợ gas đến kiểm tra cho chắc chắn.

Thành Hưng - Dịch vụ chuyển nhà, hỗ trợ tháo lắp, đóng gói và vận chuyển bếp gas an toàn

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm về tháo lắp, vận chuyển bếp gas, hoặc bận rộn, không đủ sức khỏe bạn có thể nhờ người quen có chuyên môn ngành gas để hỗ trợ. Hoặc lựa chọn đơn vị chuyển nhà trọn gói chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn thực hiện. Và Thành Hưng chính là dịch vụ chuyển nhà uy tín, có nhiều kinh nghiệm vận chuyển cho hàng ngàn ngôi nhà khác nhau, có đủ đội ngũ nhân viên khỏe mạnh, có kỹ năng tháo lắp hay vận chuyển các loại bếp gas khác nhau. Họ sẽ giúp bạn thực hiện tháo lắp, đóng gói và vận chuyển bếp gas một cách an toàn, nhanh chóng, gọn gàng.

Dịch vụ chuyển dọn nhà, đóng gói và vận chuyển bếp gas an toàn - Thành Hưng

Dịch vụ chuyển dọn nhà, đóng gói và vận chuyển bếp gas an toàn - Thành Hưng

Vậy nên nếu bạn có nhu cầu chuyển dọn nhà, hoặc chưa biết cách đóng gói bếp gas như thế nào, hãy liên hệ để Thành Hưng tư vấn và hỗ trợ bạn một cách chuyên nghiệp nhất nhé! Bạn sẽ không cần phải lo lắng hay làm gì nhiều cả. Hãy để chúng tôi giúp bạn! Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline *3838 để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất.

1800.00.08