• Phone/Zalo: 09 38 38 38 80
  • thanhhunggroup.info@gmail.com
  • HCM: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TPHCM
  • Hà Nội: 105 – 107 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
  • Bình Dương: 192 Nguyễn Du, p. Dĩ An, Bình Dương

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.00.08

Đóng gói đồ dùng nhà bếp

Đồ dùng nhà bếp có nhiều món và thuộc những chủng loại tính chất khác nhau. Khi chuyển nhà cần biết cách đóng gói đồ dùng nhà bếp dễ dàng, nhanh chóng. Xem ngay bài viết sau đây!

Đóng gói đồ dùng nhà bếp

Khi chuyển nhà, có rất nhiều loại đồ đạc cần được đóng gói và bảo quản khác nhau. Trong đó đồ dùng bếp thường gồm các loại tính chất rất khác nhau như: Đồ dễ vỡ, sắc nhọn, trọng lượng nặng, cồng kềnh đều có đủ. Vì thế bạn cần biết cách đóng gói để việc chuyển đi dễ dàng, đảm bảo an toàn cho người và đồ đạc hơn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết cách đóng gói đồ dùng nhà bếp dễ dàng, nhanh chóng, giúp quá trình di dời của bạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Vì sao cần cẩn thận đóng gói đồ dùng nhà bếp khi chuyển nhà?

Đồ dùng nhà bếp thường bao gồm nhiều nhóm vật dụng có trọng lượng, kích cỡ và tính chất khác nhau. Mỗi loại sẽ yêu cầu cách đóng gói, bảo quản khác nhau để vừa bảo vệ được chúng, vừa đảm bảo an toàn cho người và đồ đạc khác. Thông thường đồ dùng nhà bếp sẽ bao gồm:

  • - Nhóm đồ dễ vỡ: Chẳng hạn như: Chén đĩa, ly tách, tô, đồ sứ, bình nước, chai lọ, kính ốp bếp,... cần được bao bọc từng món kỹ càng bằng những vật liệu chống va đập, xóc nảy. Sau đó bỏ vào thùng carton dày hạn chế va chạm với bên ngoài.
  • - Đồ vừa nặng, vừa dễ vỡ: Mặt đá bếp, đá bàn đảo, bếp điện, bếp gas,... cần được bọc kỹ lưỡng và khiêng đi cẩn thận.
  • - Đồ điện tử: Nồi cơm, bếp, lò vi sóng, lò nướng, nồi chiên không dầu, bình đun nước, máy hút khói,... Và một số món rất nặng, cồng kềnh cần đóng gói và vận chuyển đặc biệt như tủ lạnh, tủ đông,... Các loại đồ dùng này có giá trị cao. Vì vậy ngoài việc cần bảo vệ khỏi va đập gây trầy xước, móp méo ảnh hưởng thẩm mỹ và giảm giá trị thì cần bảo đảm an toàn khỏi thời tiết và rung lắc. Bởi sẽ làm ảnh hưởng đến bo mạch, gây hỏng hóc không dùng được nữa hoặc tốn tiền để sửa chữa.
  • - Các vật dụng thiết yếu: Có loại sắc nhọn như dao, kéo, đồ cắt, bào thực phẩm,... Cần phải được bọc ngoài bằng giấy, bìa carton đảm bảo không để lộ ra đầu nhọn hay phần lưỡi sắc. Sau đó gom bỏ chung một nhóm. Hoặc thìa đũa, xoong chảo, nồi niêu, thau chậu, thớt, hũ đựng gia vị,... cũng sẽ được xếp chồng lên nhau và dán cố định lại rồi bỏ vào thùng hoặc túi xốp lớn.
  • - Đồ cồng kềnh: Kệ chén, chạn đựng ly,... thậm chí bàn ghế ăn cũng cần có cách bảo quản, đóng gói riêng bằng các vật liệu chuyên dụng.

Vì vậy mà bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật tư, cũng như tìm hiểu kỹ cách đóng gói đối với từng nhóm đồ dùng bếp. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế bị thất thoát, hư hỏng đồ, cũng như gây nguy hiểm cho người và đồ đạc khác.

Vì sao cần cẩn thận khi đóng gói đồ dùng nhà bếp?

Vì sao cần cẩn thận khi đóng gói đồ dùng nhà bếp?

Hướng dẫn cách đóng gói đồ dùng nhà bếp dễ dàng, nhanh chóng

Bước 1: Phân loại đồ dùng bếp

Đây là công việc nên làm trước nhất để bạn dễ hình dung đồ dùng nhà bếp hiện đang có những nhóm nào. Mỗi nhóm nên dùng cách gì đóng gói hoặc nên gom với nhau thế nào cho tiện bảo quản nhất. Hơn thế nữa cùng sẽ dễ dàng cho bạn dự tính trước cần bao nhiêu vật liệu đóng gói, chẳng hạn thùng carton hay túi xốp, túi chống sốc,...

Bạn có thể phân loại dựa trên tính chất như: Đồ dễ vỡ, đồ nặng, đồ cồng kềnh, đồ dùng thiết yếu, đồ lặt vặt. Ngoài ra bạn nên chia thêm nhóm đồ cần thanh lý/cho/tặng và đồ dùng ít xài đến, ví dụ: Bộ ly chén dành khi có khách hay cúng giỗ,...

Phân loại đồ dùng bếp

Phân loại đồ dùng bếp

Bước 2: Ước tính đồ dùng nhà bếp, chuẩn bị vật tư đóng gói

Trước khi chính thức đóng gói đồ dùng nhà bếp, bạn sẽ cần ước tính số lượng và các nhóm đồ đạc để chuẩn bị vật tư phù hợp. Thực ra bạn sẽ còn cần phải bổ sung thêm một số lần nữa trong suốt quá trình dọn nhà này. Tuy nhiên việc chuẩn bị trước này sẽ giúp bạn đỡ bị thụ động và có sẵn vật tư để đóng gói trước một số đồ đạc. Bởi lẽ quá trình chuyển nhà thường bắt đầu thậm chí trước khi di chuyển chính thức diễn ra. Trong quá trình thu dọn, hẳn bạn sẽ có đồ cần đem thanh lý, có đồ chưa cần dùng liền nên thu dọn trước cho gọn.

Chuẩn bị vật tư đóng gói

Chuẩn bị vật tư đóng gói

Bước 3: Đóng gói trước những đồ đạc ít dùng và đồ cần thanh lý

Bỏ đồ cần thanh lý vào một đồ đựng phù hợp rồi tranh thủ xử lý chúng sớm để đỡ vướng víu và tốn công bảo quản hay chuyển qua nhà mới. Nếu chưa mang đi được thì nên ghi chú vào để người khác không biết mà chuyển đi luôn.

Tiếp đó, dùng vật tư đã chuẩn bị đóng gói trước những đồ đạc ít dùng. Tùy theo tính chất của nhóm đồ này mà đóng theo đúng theo quy cách đã nói ở trên. Chẳng hạn đồ dễ vỡ, sắc nhọn hay đồ điện tử,...

Đóng gói đồ ít dùng hay cần thanh lý

Đóng gói đồ ít dùng hay cần thanh lý

Bước 3: Đóng gói đồ dễ vỡ

Nhóm đồ dễ vỡ này tuy không to nặng nhưng lại rất cần lưu tâm để bao bọc và đóng gói. Bởi lẽ chúng rất dễ bị bể cho dù chỉ là rung lắc nhẹ hay va đập thông thường. Đặc biệt chúng cần được đóng gói với nhau để thuận tiện vận chuyển và bảo quản nhưng lại dễ vỡ khi va vào nhau. Vì thế, cần bao riêng từng món bằng giấy, bong bóng chống sốc, xốp đệm,... Sau đó khi xếp cạnh nhau vào thùng carton dày hay thùng gỗ cũng cần chèn thêm thật chặt, không để lại khoảng trống bằng các vật liệu chống xóc nảy, rung lắc. Điều này giúp cho các đồ dùng bếp này không bị xô lệch hay đụng vào nhau.

Trên thùng carton nên ghi chú nhãn rõ ràng “Hàng dễ vỡ" để phía người vận chuyển chú ý cẩn thận suốt quá trình bưng khiêng. Ngoài ra, để tiện lợi cho bạn khi cần lấy ra dùng sớm, nên ghi lại các loại đồ trong mỗi thùng.

>> Xem thêm: Cách đóng gói hàng dễ vỡ khi chuyển nhà.

Đóng gói đồ dễ vỡ

Đóng gói đồ dễ vỡ

Bước 4: Đóng gói nhóm đồ dùng thiết yếu

Đồ dùng thiết yếu thường sẽ cần sử dụng trước và ngay sau khi vận chuyển xong. Vì thế chúng sẽ cần được đóng gói riêng. Đồng thời ghi chú cẩn thận từng món một trên thùng đựng hay túi bên trong để có thể bốc ra một cách nhanh chóng, gọn nhẹ. Và thùng đóng gói vừa đủ chặt nhưng không quá khó khăn để khui ra dùng lại. Vì vậy thùng carton là lý tưởng nhất lúc này. Và bạn có thể linh hoạt chia nhỏ các nhóm này thành những đồ dùng chuyên biệt hơn nữa, trước khi bỏ vào thùng đựng tất cả vật dụng thiết yếu.

Đóng gói nhóm đồ thiết yếu

Đóng gói nhóm đồ thiết yếu

Bước 5: Đóng gói các hàng gia dụng kích thước lớn

Trong các hàng gia dụng kích thước lớn sẽ bao gồm chủ yếu là đồ điện tử, một số là bàn ghế và các mặt đá, kính ốp,... Các loại đồ dùng này đa phần đều có giá trị cao và cần bảo vệ đặc biệt nên bạn cần đóng gói chúng rất cẩn thận.

  • - Đối với các đồ nặng, dễ vỡ như mặt đá, kính ốp: Bao bọc bằng màng PE để hạn chế trầy xước sau đó lấy các tấm bìa carton cỡ lớn phủ dày bên ngoài và dán lại.
  • - Đối với bàn ghế, kệ, tủ: Bọc ngoài bằng màng PE và bìa carton chống sốc.
  • - Với đồ điện tử: Đây là nhóm đồ rất nhạy cảm với va đập, rung lắc, nhiệt độ, độ ẩm,... Chẳng hạn: Tủ lạnh, bếp điện, lò nướng,... Vì thế bạn cần bao bọc chúng bằng các màng PE, bong bóng chống sốc bên ngoài và bảo vệ các góc cạnh, rồi đặt chúng vào các thùng carton chuyên dụng vừa khít, chèn thêm các đệm xốp, túi chống sốc để bảo vệ tối đa.
  • - …

>> Xem thêm: Cách đóng gói bếp gas; cách vận chuyển tủ lạnh.

Đóng gói các đồ dùng gia dụng kích thước lớn

Đóng gói các đồ dùng gia dụng kích thước lớn

Lưu ý khi đóng gói đồ dùng nhà bếp khi chuyển nhà

Để giúp bạn hoàn thiện quá trình đóng gói đồ dùng nhà bếp khi chuyển nhà, dưới đây là một số lưu ý khác:

  • - Nên để các đồ nặng cách ra với đồ dễ vỡ. Đừng cố gắng nhồi nhét vào thùng đồ dễ vỡ thêm các đồ đạc khác. Vì như thế sẽ khiến chúng có nguy cơ bị vỡ.
  • - Cuộn và đóng gói cẩn thận các dây điện của những thiết bị điện tử. Điều này giúp chúng không bị bẩn, ngấm nước hay bị dập dây, trầy xước lộ dây điện đồng bên trong. Vô cùng nguy hiểm khi sử dụng lại đấy!
  • - Ghi chú cẩn thận mỗi nhóm đồ đạc. Ghi chú chung nhóm và thậm chí riêng từng món. Bạn sẽ không thấy lãng phí khi làm việc này đâu. Bởi khi cần tìm món nào đó, bạn sẽ không phải lục tung giữa cả đống thùng và đồ đạc khác nhau. Thực sự rất mệt mỏi và căng thẳng đó!
  • - Các nhóm đồ giống nhau nên xếp chồng lại để đỡ tốn diện tích. Chẳng hạn thau chậu, xoong nồi, chén, tô, đĩa, ly,...
  • - Khi đặt các thùng đồ lên xe, lưu ý đặt các vật nặng, cồng kềnh và ít ảnh hưởng bởi va đập xuống dưới trước. Sau đó bỏ các đồ nhẹ hơn lên trên. Riêng nhóm đồ dễ vỡ hay đồ điện tử cần đặt cân bằng và được cố định cẩn thận.

Lưu ý khi đóng gói đồ dùng nhà bếp

Lưu ý khi đóng gói đồ dùng nhà bếp

Trên đây là các bước đóng gói đồ dùng nhà bếp phổ biến, tùy theo tình hình đồ đạc thực tế mà sẽ có những điều chỉnh nhất định. Nhà bếp thực sự là nơi chứa rất các đồ đạc chủng loại, kích thước khác nhau rất nhiều. Nên nếu bạn chưa tự tin thực hiện một cách ổn thỏa và an toàn nhất, hoặc bạn rất bận rộn khó tìm cách được, hãy tìm đến một dịch vụ chuyển dọn nhà trọn gói chuyên nghiệp. Họ sẽ có đủ kinh nghiệm và khả năng bao quát, biết cần làm gì để giúp bạn chuyển nhà cũng như đóng gói đồ dùng nhà bếp an toàn và hiệu quả nhất đấy!

Thành Hưng - Dịch vụ vận tải, chuyển nhà và đồ dùng nhà bếp uy tín, chuyên nghiệp

Thành Hưng - Dịch vụ vận tải, chuyển nhà và đồ dùng nhà bếp uy tín, chuyên nghiệp

Chuyển nhà Thành Hưng là một đơn vị uy tín nhiều năm trong lĩnh vực vận tải, chuyển nhà trọn gói, chuyển văn phòng chuyên nghiệp hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh thành. Vậy nên nếu bạn có nhu cầu đóng gói đồ dùng nhà bếp hay chuyển nhà một cách nhanh chóng, an toàn, hãy liên hệ Thành Hưng để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhất nhé! Và chắc chắn là giá cả rất hợp lý, tiết kiệm.

1800.00.08