• Phone/Zalo: 09 38 38 38 80
  • thanhhunggroup.info@gmail.com
  • HCM: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TPHCM
  • Hà Nội: 105 – 107 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
  • Bình Dương: 192 Nguyễn Du, p. Dĩ An, Bình Dương

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.00.08

Chuyển nhà có chuyển bát hương thờ công không?

Thành Hưng giải đáp chuyển nhà có chuyển bát hương không và cách chuyển bát hương sang nhà mới phù hợp để gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào.

Chuyển nhà có chuyển bát hương thờ công không?

Chuyển nhà có chuyển bát hương không là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết sau, Thành Hưng sẽ giải đáp chi tiết theo từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, việc mang theo bát hương hoặc không sẽ đi kèm nhiều lưu ý quan trọng khác. Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây. 

Khi chuyển nhà có chuyển bát hương không?

Nên mang theo bát hương thờ gia tiên từ nhà cũ đến nhà mới.

Nên mang theo bát hương thờ gia tiên từ nhà cũ đến nhà mới.

Khi chuyển nhà có nên chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới? Câu hỏi này để giải đáp đúng theo phong thủy thì cần căn cứ vào từng trường hợp. Cụ thể, bạn cần xem bát hương tại nhà cũ đang thờ ai? Thông thường, ở các gia đình Việt Nam sẽ có 5 bát hương: thờ Phật, thờ thổ công thổ địa, thờ gia tiên, thờ tổ cô và thờ thần tài. Mỗi loại bát hương này sẽ nên mang theo hoặc không chuyển nhà.

Các trường hợp chuyển nhà nên chuyển bát hương theo

Khi chuyển nhà bạn nên chuyển 3 loại bát hương thờ gia tiên, thờ Phật, thờ tổ cô theo. Vì theo quan niệm dân gian, chúng ta sống ở đâu thì ông bà tổ tiên, thần Phật sẽ sống ở đó. Hơn thế, bát hương này chính là “ngôi nhà” quen thuộc của ơn trên, chúng ta không nên thay đổi dù chuyển đến nơi ở mới.

Ngoài ra, chúng ta nên cân nhắc việc tiếp tục mang theo bát hương cũ trong 2 trường hợp sau:

  • - Bát hương cũ vẫn còn tốt, không có dấu hiệu hư hỏng (nứt, sứt mẻ,...)

  • - Bát hương cũ không đính kèm tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ.

Các trường hợp chuyển nhà không nên chuyển bát hương

Trường hợp nào chuyển nhà không nên chuyển bát hương theo? Theo quan niệm dân gian có 4 trường hợp như sau:

  • - Bát hương thờ thổ công, thổ địa, thờ thần tài không nên chuyển theo. Vì các vị thần này có trách nhiệm cai quản từng vùng đất riêng, sẽ không theo chúng ta đến nơi ở mới.

  • - Gia chủ muốn thay đổi toàn bộ bàn thờ, trong đó có bát hương để thay đổi phong thủy. Lúc này, chúng ta cần làm thủ tục chuyển nhà bỏ bát hương cũ.

  • - Bát hương đã kèm tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ, không phù hợp khi chuyển đến nhà mới. Lúc này chúng ta cũng nên làm các thủ tục bỏ bát hương cũ, sắm bát hương có tờ hiệu ghi địa chỉ mới cho nơi sẽ chuyển đến.

  • - Chuyển nhà xa, gia chủ không tiện mang theo bát hương vì dễ đổ vỡ. Ví dụ, khi chuyển nhà đi tỉnh, chuyển nhà về quê với nhiều đồ đạc bạn cũng nên làm thủ tục xả bỏ bát hương cũ, để quá trình chuyển đồ an toàn hơn, không gây ra đổ vỡ bát hương - điều kiêng kỵ theo quan niệm dân gian.

Cách bốc bát hương cũ mang theo khi chuyển nhà

Cần cẩn trọng khi bốc bát hương mang theo.

Cần cẩn trọng khi bốc bát hương mang theo.

Như vậy, trong đa số trường hợp chúng ta nên mang theo bát hương khi chuyển nhà. Câu hỏi đặt ra lúc này là nên bốc bát hương cũ theo cách nào? Hãy tham khảo 2 gợi ý dưới đây.

Nhờ sư thầy hỗ trợ

Khi chuyển nhà có chuyển bát hương mà bạn không tự tin thực hiện quá trình cúng, xin bốc, sợ có sai sót mạo phạm đến gia tiên, thần linh,... thì tốt nhất hãy nhờ sư thầy ở chùa hỗ trợ.

Thủ tục bốc bát hương mang theo tại chùa khá đơn giản. Bạn chỉ cần gửi bát hương lên ngôi chùa gần nhà, kèm theo tên gia chủ, tên người thờ cúng, địa chỉ nhà mới sau đó chờ nhà chùa hẹn đến lấy về đặt là được.

Chủ nhà tự làm lễ di dời bát hương

Trường hợp không ở gần chùa hoặc không có thời gian lên chùa thì bạn có thể tự bốc bát hương mang theo. Thông thường, chủ nhà là nam giới nên tự làm lễ. Bên cạnh đó, trước khi làm lễ, người bốc bát hương cần ăn mặc lịch sự, có tâm tính hướng thiện và đã nắm rõ quy trình bốc bát hương như sau:

  • - Xem ngày dời bát hương đến nhà mới. Thông thường ngày này sẽ trùng với ngày nhập trạch.

  • - Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ gồm hoa, ngũ quả, tiền vàng, nước, hương đèn. Hoặc, nếu cẩn trọng hơn thì bạn nên chuẩn bị mâm cúng mặn có xôi, gà, rượu.

  • - Khấn xin dời bát hương đến nhà mới. Bạn nên in văn khấn dời bát hương rồi ghi đầy đủ họ tên các thành viên trong gia đình, địa chỉ nhà mới,... sau đó đọc và mời thần linh, tổ tiên chuyển đến nơi ở mới.

  • - Đợi hương tàn thì hạ lễ và hóa vàng sau đó tiến hành dời bát hương đến nhà mới.

Cách đặt bát hương khi chuyển đến nhà mới

Làm lễ cúng nhập bát hương tại nhà mới.

Làm lễ cúng nhập bát hương tại nhà mới.

Khi đã mang bát hương đến nơi ở mới, bạn đặt bát hương lên bàn thờ và làm lễ xin nhập bát hương. Các bước làm lễ này như sau:

  • - Chuẩn bị mâm cúng như lễ di dời bát hương ở trên.

  • - In bài cúng nhập bát hương, ghi rõ họ tên các thành viên trong gia đình, địa chỉ nhà mới vào để quá trình khấn không lẫn lộn.

  • - Đọc bài khấn và mời gia tiên, thần linh an vị tại nơi ở mới là hoàn thành công đoạn chuyển nhà có chuyển bát hương.

Lưu ý: Bạn nên làm lễ di dời, nhập bát hương tại nhà mới khi mà mọi đồ đạc đã chuyển đến và sắp xếp gọn gàng. Tránh việc mời gia tiên, thần linh đến ở khi nhà cửa quá lộn xộn, chưa được dọn dẹp. 

7 lưu ý khi chuyển bát hương đến nhà mới

Nếu bát hương có tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ thì không nên mang theo.

Nếu bát hương có tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ thì không nên mang theo.

Khi chuyển nhà có chuyển bát hương thì cần lưu ý điều gì? Câu trả lời là tùy theo từng quan niệm tín ngưỡng, từng vùng miền nhưng thông thường sẽ có 7 điều sau:

  • - Cần xem ngày tốt chuyển bát hương đến nhà mới, thông thường việc di dời bát hương sẽ được tiến hành vào ngày nhập trạch.

  • - Lễ chuyển bát hương nên do chủ nhà thực hiện, ưu tiên đàn ông trụ cột, độ tuổi từ cao đến thấp. Ví dụ, nếu có ông nội thì nhờ ông làm lễ, sau đó mới nhờ bố, con trai cả,... 

  • - Phụ nữ mang thai, người tuổi Dần không nên tham gia làm lễ di dời bát hương.

  • - Khâu chuyển dọn bát hương cần làm cẩn thận, không làm ngã hay đổ bát hương. Quá trình vận chuyển cần bọc bát hương bắt giấy hoặc vải sạch và đặt trong thùng carton được cố định để tránh gây nứt, vỡ.

  • - Không đặt thùng chứa bát hương ở gần những món đồ không sạch sẽ như đồ nhà tắm, đồ dùng nhà vệ sinh, các loại chậu rửa,...

  • - Không gian bàn thờ nơi ở mới cần được chuẩn bị sạch sẽ trước khi chuyển bát hương đến.

  • - Quá trình chuyển bát hương không được gửi nhờ ở nhà người khác. Đây là điều đại kỵ, vì thần linh sẽ “ở nhầm nhà”.

Như vậy, việc chuyển nhà có chuyển bát hương không sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng theo Thành Hưng, nếu bát hương thờ Phật, gia tiên và tổ cô còn tốt, không đính kèm tờ hiệu ghi địa chỉ nhà cũ thì cần mang theo đến nhà mới. Các trường hợp còn lại bạn có thể làm lễ xin xả bỏ, mua sắm bát hương mới. Nếu còn thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ ngay 1800.00.08 để được nhân viên của Chuyển nhà Thành Hưng tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan:

1800.00.08