• Phone/Zalo: 09 38 38 38 80
  • thanhhunggroup.info@gmail.com
  • HCM: 25 Đ. Số 10, Bình Hưng Hoà A, Bình Tân
  • Hà Nội: 288 P. Dương Văn Bé, Vĩnh Phú, Hai Bà Trưng
  • Bình Dương: 192 Nguyễn Du, p. Dĩ An

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.00.08

Cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà

Bạn đang có dự định chuyển chỗ ở? Bạn gặp nhiều stress, lo lắng trong hành trình này? Xem ngay những cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà mà Thành Hưng gợi ý chi tiết sau.

Cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà

Chuyển đến nơi ở mới là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng ẩn chứa nhiều điều gây căng thẳng. Cho dù bạn chuyển đi gần hay chuyển nhà liên tỉnh, chuyển về quê thì quá trình đóng gói, sắp xếp và thích nghi với môi trường mới đều có thể gây ra những lo lắng. Sau đây là những cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà mà Thành Hưng gợi ý để giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ, thảnh thơi hơn.

Các nguyên nhân gây căng thẳng khi chuyển nhà

Chuyển chỗ ở luôn gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng.

Chuyển chỗ ở luôn gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng.

Khi chuyển nhà bạn phải đối mặt với nhiều áp lực về thay đổi môi trường sống, tiền bạc lẫn thời gian,... Dưới đây là những nguyên nhân gây ra stress trong quá trình này.

Thay đổi môi trường sống

Việc chuyển đến nơi ở mới đồng nghĩa với việc bạn phải rời xa không gian sống cũ, hoặc thậm chí xa bạn bè, đồng nghiệp. Sự thay đổi này sẽ gây “xáo trộn trong lòng”, mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ lo lắng, buồn bã, thậm chí là đau đớn về mặt tinh thần (khi phải chuyển đi mà không mong muốn).

  • - Căng thẳng vì có cảm giác mất mát: Bạn phải bỏ lại đằng sau không gian sống thân thuộc, điều đó gây ra cảm giác mất mát, tiếc nhớ.

  • - Stress vì thói quen bị phá vỡ: Ở nơi ở cũ, chúng ta đã có thói quen ổn định, khi chuyển đi những thói quen này sẽ bị phá vỡ khiến chúng ta dễ buồn lòng, căng thẳng.

  • - Lo lắng về nơi ở mới: Liệu nơi ở mới có an toàn? Hàng xóm ở nơi mới chuyển đến có thân tình hay không? Các dịch vụ ở đó như thế nào,... Vô số những câu hỏi kiểu này sẽ khiến bạn dễ bị stress.

Áp lực tài chính

Một điều gây nhiều căng thẳng nhiều nhất khi chuyển nhà đó chính là chuyện tiền bạc. Cụ thể, quá trình chuyển dọn chỗ ở sẽ tốn rất nhiều chi phí mà nếu không có kế hoạch cụ thể sẽ khiến “mọi thứ đảo lộn”.

  • - Tự vận chuyển: Các chi phí đi lại, xăng xe, chi phí phát sinh,... Đặc biệt, nếu bạn chuyển nhà đi tỉnh, chuyển đường xa thì càng tốn nhiều tiền hơn.

  • - Thuê dịch vụ: Các phí thuê xe tải, thuê nhân công bốc xếp hoặc thuê dịch vụ trọn gói. Chưa kể, nếu bạn chọn nhầm công ty chuyển nhà lừa đảo thì dễ “tiền mất tật mang”.

Ngoài ra, bạn sẽ phải đối mặt với những khoản phí khác như phí thuê căn hộ, nhà trọ (nếu ở thuê), phí thanh toán các dịch vụ như Internet, điện nước và cả những khoản phí để mua sắm đồ dùng tại nhà mới. Áp lực tài chính càng nghiêm trọng khi mà gia đình bạn không dư dả, không có khoản tiền dự phòng.

Áp lực thời gian

Đồ đạc nhiều, tốn kém chi phí,... là những nguyên nhân gây stress.

Đồ đạc nhiều, tốn kém chi phí,... là những nguyên nhân gây stress.

Chuyển nhà sẽ tốn nhiều thời gian hơn bạn nghĩ, đặc biệt khi bạn chọn phương án tự vận chuyển. Cụ thể, thời gian phân loại, đóng gói đồ đạc, khuân vác và sắp xếp tại nơi ở mới sẽ kéo dài nhiều ngày. Trường hợp chuyển nhà đi xa thì có khi mất cả tuần hoặc cả tháng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bạn phải chuyển nhà gấp thì áp lực thời gian tăng lên nhiều lần. Ví dụ, trong trường hợp chủ nhà thuê đòi lại nhà trước thời hạn hoặc gia đình bạn có việc đột xuất cần chuyển về quê ngay.

Chưa kể, nếu chuyển nhà vào ngày làm việc thì bạn phải cân đối thời gian, lịch công tác sao cho vẹn cả đôi đường. Hoặc chuyển nhà mùa lễ Tết vốn rất bận rộn cũng tăng áp lực cho chính gia đình bạn.

Các nguyên nhân gây stress khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, còn nhiều lý do khác mà nếu không biết cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà thì bạn dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

  • - Chuyển nhà nhiều đồ đạc: Nhà có quá nhiều đồ đạc, đặc biệt là đồ nặng, đồ cồng kềnh thì phải làm thế nào? Đồ càng nhiều sẽ càng tăng áp lực, nhất là khi bạn dự định mang theo tất cả về nhà mới.

  • - Chuyển nhà cao tầng, nhà hẻm nhỏ, chung cư: Các trường hợp này nếu tự chuyển nhà thì bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi khuân vác đồ đạc. Nếu không có thiết bị vận chuyển đồ trong nhà chuyên dụng thì sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và các thành viên trong gia đình.

  • - Thiếu người hỗ trợ: Không người thân, không bạn bè hay đồng nghiệp hỗ trợ khi bạn tự chuyển nhà sẽ gây ra vô vàn áp lực, khó khăn dễ dẫn đến căng thẳng.

  • - Công việc bận rộn, con cái còn nhỏ, có người già: Những “trường hợp đặc biệt” này dễ gây stress nếu không biết cách sắp xếp thời gian.

Các cách giảm căng thẳng trước khi chuyển nhà

Bạn sẽ thấy ở nhiều bài viết trên Internet hướng dẫn những cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn chuyển nhà sẽ có những stress khác nhau đòi hỏi những cách làm khác nhau. Đầu tiên, hãy tham khảo những gợi ý để giảm stress trước khi chuyển đến nơi ở mới.

Lập các mốc thời gian chuyển nhà cụ thể

Có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng.

Có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng.

Vì sao việc lập các mốc thời gian chuyển nhà cụ thể sẽ giúp giảm căng thẳng? Vì qua bảng thời gian này sẽ giúp bạn hình dung được những việc cần làm, tránh tình trạng “rối như tơ vò”, không biết nên làm gì sát ngày chuyển nhà.

Một số mốc thời gian mà chúng tôi đề xuất là:

Nói chúng, bạn cần lập các mốc thời gian càng chi tiết càng tốt, sau đó dựa vào mốc thời gian này làm từng công việc ghi rõ trong đó. Ví dụ, 2 tháng trước ngày chuyển nhà bạn phải thông báo với người thân để họ biết dự định và hỗ trợ các công việc cần thiết, còn 1 tháng trước ngày chuyển đi bạn phải chọn được phương án tự chuyển hay thuê dịch vụ.

Việc rõ ràng theo từng thời gian cụ thể sẽ giúp bạn thảnh thơi hơn, giảm stress tốt hơn!

Nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ hoặc thuê dịch vụ

Tự chuyển nhà một mình gần như là điều bất khả thi, đặc biệt khi chuyển nhà đường dài hoặc có nhiều đồ đạc. Lúc này, cách giảm stress khi chuyển nhà chính là nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ hoặc thuê dịch vụ.

  • - Người người thân, bạn bè: Hãy lên tiếng để những người thân quen xung quanh biết bạn có dự định chuyển chỗ ở, họ sẽ đến giúp bạn nhiều công việc khác nhau từ tháo dỡ, đóng gói, bốc xếp hay đơn giản là tư vấn tuyến đường, chia sẻ những khó khăn về thời gian, tài chính,... Theo chúng tôi, bạn nên “đánh tiếng” cho người thân biết trước 1-2 tháng để họ sắp xếp công việc hỗ trợ bạn tốt nhất.

  • - Thuê dịch vụ: Có những trường hợp bạn không thể tự chuyển đồ đạc như đồ nặng, đồ cồng kềnh, chuyển nhà ca tầng, nhà trong hẻm nhỏ,... Lúc này hãy tính đến phương án thuê dịch vụ một phần hoặc trọn gói. Ví dụ, tại Thành Hưng có các dịch vụ: Thuê xe tải, thuê xe tải có tài xế, thuê nhân viên bốc xếp, thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói,... Rất nhiều phương án khác nhau để bạn chọn nhằm giảm tải áp lực chuyển nhà.

Dọn dẹp và chuẩn bị càng sớm càng tốt

Khi đã có kế hoạch, bạn hãy bắt tay dọn dẹp, chuẩn bị càng sớm càng tốt để tránh trường hợp “đêm dài lắm mộng”, sát đến ngày chuyển đi mới bắt tay làm.

  • - Dọn dẹp, chuẩn bị sớm sẽ giúp đồ đạc gọn gàng từng ngày, đến ngày rời đi bạn thảnh thơi hơn, không bị “dí deadline” nữa.

  • - Dọn dẹp, chuẩn bị sớm giảm tải áp lực cho tất cả các thành viên, tạo ra tâm thế sẵn sàng, không bị động.

  • - Dọn dẹp, chuẩn bị từ sớm còn giúp bạn có thêm thời gian thư giãn, giải trí và nghĩ đến những kế hoạch tại nơi sống mới.

Lập bảng chi phí chuyển nhà chi tiết

Vì sao việc lập bảng chi phí chuyển nhà sẽ giúp bạn bớt căng thẳng? Vì khi có bảng này bạn sẽ hình dùng được quá trình chuyển đi sẽ tốn bao nhiêu tiền, cắt giảm được phần nào và ưu tiên chi vào mục nào. Nếu không có bảng chi phí thì bạn dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát tiền bạc, gây lãng phí vào những đầu mục không cần thiết.

Các chi phí chuyển nhà mà bạn cần liệt kê gồm:

  • - Nếu tự vận chuyển: Chi phí xăng xe, ăn uống, đi lại; Chi phí phát sinh (xe hư hỏng,...); Chi phí đi đường (qua phà, BOT, hầm,...),...

  • - Nếu thuê dịch vụ: Chi phí thuê xe tải; Chi phí thuê dịch vụ bốc xếp; Chi phí thuê dịch vụ trọn gói; Chi phí mua bảo hiểm chuyển nhà,...

Gợi ý: Bạn nên liệt kê ra càng chi tiết càng tốt và mỗi mục ghi rõ số tiền cần chi tương ứng. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm vào mục “chi phí thu vào” để ghi số tiền thanh lý các đồ dùng cũ (nếu có).

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí chuyển nhà.

Chia sẻ kế hoạch chuyển nhà với các thành viên trong gia đình

Vì sao cần chia sẻ kế hoạch chuyển nhà với các thành viên trong gia đình? Vì khi chuyển chỗ ở, không chỉ bạn căng thẳng mà các thành viên khác cũng dễ stress. Đặc biệt, khi gia đình có người già và trẻ nhỏ thì chúng ta cần chia sẻ càng sớm càng tốt để ổn định tâm lý. Đồng thời, quá trình chia sẻ với nhau cũng giúp bạn bớt áp lực hơn, thấy thoải mái hơn.

Các thông tin mà bạn cần chia sẻ với các thành viên trong gia đình gồm:

  • - Lý do chuyển đi (về quê gần gia đình, chuyển công việc, các lý do đột xuất,...). Vì là người thân nên bạn hãy thẳng thắn trao đổi, chia sẻ lý do thực tế, đừng lảng tránh sẽ khiến bạn và người thân thêm phần áp lực nhé.

  • - Thời gian chuyển đi, bao gồm ngày xuất phát, ngày đến nơi ở mới, thời gian dự kiến cho hành trình này.

  • - Kế hoạch chuyển dọn (sẽ thuê dịch vụ hay tự dọn dẹp, chuyển chỗ ở?)

  • - Bày tỏ mong muốn với các thành viên rằng cần họ tự lựa chọn, sắp xếp đồ đạc của mình và sẽ ủng hộ kế hoạch này.

  • - Đề cập những khó khăn hiện tại của bạn như tài chính, thời gian hoặc các khó khăn khác về công việc, nơi ở mới,... để các thành viên chia sẻ, thấu hiểu nhau hơn.

Lưu ý: Người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ tổn thương tâm lý, họ thích sự ổn định của nếp sống cũ, nên khi có dự định chuyển chỗ ở bạn cần chia sẻ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, quá trình này cũng cần “lựa lời mà nói” để các thành viên không bất đồng ý kiến.

>> Xem thêm: Chuyển nhà có người lớn tuổi.

>> Xem thêm: Chuyển nhà có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Các cách giảm stress vào ngày chuyển nhà

Ngày chuyển đi là thời điểm bạn bận rộn nhất nên dễ căng thẳng nhất. Lúc này, bạn hãy tham khảo các cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà mà Thành Hưng gợi ý dưới đây.

Duy trì tinh thần tích cực

Luôn duy trì một tinh thần tích cực trong suốt quá trình chuyển đi.

Luôn duy trì một tinh thần tích cực trong suốt quá trình chuyển đi.

Luôn vui vẻ, giữ một tinh thần tích cực và nghĩ về nơi sống mới tốt hơn sẽ giúp bạn vượt qua “ngày khủng hoảng” này. Cụ thể, hãy bắt đầu ngày mới bằng việc thông báo với các thành viên rằng “đã đến lúc chuyển đi, bắt tay ngay thôi nào”. Sau đó, bạn làm trước, các thành viên trong gia đình sẽ đón nhận nguồn năng lượng tích cực từ bạn và làm theo sau đó.

Trường hợp thuê dịch vụ, bạn cũng nên giữ tinh thần vui vẻ, thân thiện khi trao đổi với nhân viên. Nếu có bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào thì cũng cần nói năng nhẹ nhàng, không nên “lên giọng” tạo ra khoảng cách.

Nói chung, khi bước sang ngày chuyển nhà, bạn cần giữ một tinh thần vui tươi và niềm tin rằng “mọi chuyện sẽ đâu vào đó”, không gắt gỏng, lo lắng thái quá nhé.

Làm từng công việc một

Vào ngày dời đi sẽ có rất nhiều đầu việc chờ đón khiến bạn dễ rơi vào căng thẳng vì “không biết bắt đầu từ đâu”. Lời khuyên của chúng tôi là hãy làm việc nhẹ trước, việc nặng sau. Ví dụ, hãy bắt đầu khiêng các đồ dùng nhẹ, sau đó mới bắt tay bốc xếp đồ dùng nặng, cồng kềnh. Hoặc, bạn hãy để các thành viên trong gia đình tự sắp xếp đồ dùng của mình, sau đó phân loại để đưa lên xe.

Với trường hợp thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói thì vào ngày này bạn không cần làm gì, vì sẽ có đội ngũ nhân viên làm từ A-Z.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Dành thời gian nghỉ ngơi xen kẽ trong quá trình chuyển nhà.

Dành thời gian nghỉ ngơi xen kẽ trong quá trình chuyển nhà.

Đừng tham công tiếc việc - đó là cách giảm stress khi chuyển nhà theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước. Cụ thể, bạn đừng áp đặt thời gian rằng phải chuyển dọn hết trong vòng vài giờ đồng hồ rồi bắt các thành viên làm hết sức lực. Thay vào đó, hãy xen kẽ thời gian làm và nghỉ ngơi.

Tốt nhất, thời gian nghỉ ngơi nên có đồ ăn nhẹ, nước uống,... để các thành viên trong nhà thư giãn.

Đối xử nhẹ nhàng với bản thân và người khác

Gắt gỏng, giận dữ tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực và sẽ làm cho bạn cùng người khác căng thẳng hơn vào ngày chuyển nhà. Vì thế, dù bất đồng ý kiến hay chứng kiến những sai sót của người khác thì hãy nhớ “một điều nhịn chín điều lành”.

  • - Với các thành viên trong gia đình: Nhắc nhở từng thành viên sắp xếp, dọn dẹp bằng cách nói nhẹ nhàng. Kể cả khi xảy ra sự cố như rơi vỡ đồ đạc,... thì cũng đừng để cơn giận lấn át, quát mắng họ khiến gia đình bất hòa.

  • - Với các nhân viên chuyển nhà: Xem họ như chính những người thân, luôn giám sát, chỉ đạo sát sao nhưng không trịch thượng,

Mang theo một túi đồ dùng thiết yếu

Không ai có thể đảm bảo rằng ngày chuyển nhà sẽ diễn ra suôn sẻ 100% mà không có rủi ro nào xảy đến. Vì thế, việc chuẩn bị và mang theo một túi đồ dùng thiết yếu là vô cùng cần thiết để giải quyết những rủi ro này (nếu có).

Túi đồ dùng này sẽ bao gồm:

  • - Các đồ dùng y tế để sơ cứu khi xảy ra tai nạn trong quá trình chuyển đồ đạc, chuyển nhà đi đường xa,...

  • - Thức ăn nhẹ, nước uống cho các thành viên nếu phải di chuyển xa như chuyển nhà đi tỉnh.

  • - Điện thoại, cục sạc dự phòng để liên lạc trong suốt hành trình.

  • - Các đồ dùng cá nhân như quần áo, giấy vệ sinh,...

  • - Các đồ dùng khác theo từng nhu cầu của các thành viên. Đặc biệt chú ý nếu gia đình có trẻ nhỏ, người già thì cần những đồ dùng riêng.

Cách giảm căng thẳng sau khi chuyển đến nhà mới

Chuyển đến nhà mới không có nghĩa là hết căng thẳng, mà sẽ phát sinh những nỗi lo âu khác: Lo về tương lai, lo về cách kết nối với hàng xóm, lo về an ninh nơi ở,... Lúc này, để giảm stress bạn hãy làm theo những gợi ý sau.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Các thành viên hỗ trợ nhau để giảm căng thẳng.

Các thành viên hỗ trợ nhau để giảm căng thẳng.

Sau khi đến nơi, bạn đừng vội sắp xếp đồ đạc, bắt tay vào cuộc sống mới ngay mà hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Tùy theo hành trình thực tế mà thời gian này sẽ dài hoặc ngắn:

  • - Chuyển nhà nội thành: Dành ít nhất 1 buổi để các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi, thay đồ áo, ăn uống,...

  • - Chuyển nhà liên tỉnh: Dành ít nhất 1 ngày để các thành viên nghỉ ngơi lấy lại sức.

Khám phá không gian xung quanh nhà

Nếu vẫn còn thấy căng thẳng, bạn hãy cùng các thành viên trong gia đình khám phá không gian xung quanh nơi ở mới. Đây chính là cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà khá thú vị giúp bạn kết nối với thiên nhiên, phát hiện ra những điều thú vị tại không gian sống tương lai này.

Ví dụ, bạn sẽ thấy xung quanh nhà có những cây xanh tuyệt đẹp, hay xa xa là những ngọn núi kỳ vĩ. Hoặc con đường trước nhà thênh thang hơn, thoáng đãng hơn,...

Ra mắt, kết nối với hàng xóm mới

“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, dù ở bất kỳ nơi đâu thì bạn cũng cần có cộng đồng, cần những người hàng xóm để tối lửa tắt đèn có nhau. Vì thế, sau khi dọn dẹp nơi ở mới, bạn hãy đi chào hàng xóm, kết nối với họ. Nếu điều kiện cho phép bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nhỏ để mọi người có thể thân quen nhanh hơn.

Chính quá trình này sẽ giúp bạn vơi bớt cảm giác lạc lõng, lo lắng về nơi ở mới. Đặc biệt, chính những người hàng xóm này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tư vấn đăng ký các dịch vụ như Internet, trường học cho con, nơi mua sắm đồ dùng giá rẻ,...

Tìm hiểu về nơi sống mới, đăng ký các dịch vụ cơ bản

Cuối cùng, nhập gia tùy tục, đến nơi ở mới bạn cũng cần tìm hiểu mảnh đất đó và làm đăng ký các thủ tục cơ bản như:

  • - Thủ tục nhập khẩu, đăng ký thường trú tạm trú

  • - Thủ tục nhập học cho con cái

  • - Thủ tục điện, nước, Internet, thư báo,...

  • - …

Việc đăng ký những thủ tục này vô cùng quan trọng, giúp gia đình bạn chính thức “được công nhận”, không còn cảm giác lo sợ về nơi sống mới này.

Ở trên là những cách giảm căng thẳng khi chuyển nhà mà Thành Hưng gợi ý. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể linh hoạt áp dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, lo lắng nào khác về việc chuyển nhà bạn có thể liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800.00.08 để nhân viên Chuyển nhà Thành Hưng chia sẻ chi tiết nhé!