• Phone/Zalo: 09 38 38 38 80
  • thanhhunggroup.info@gmail.com
  • HCM: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TPHCM
  • Hà Nội: 105 – 107 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
  • Bình Dương: 192 Nguyễn Du, p. Dĩ An, Bình Dương

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.00.08

Nhập trạch là gì? Hướng dẫn làm lễ nhập trạch từ A - Z

Lễ nhập trạch là gì? Tại sao cần phải làm lễ nhập trạch về nhà mới? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện lễ nhập trạch từ A-Z, tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Nhập trạch là gì? Hướng dẫn làm lễ nhập trạch từ A - Z

Từ xưa đến nay, trong văn hóa người Việt Nam, lễ nhập trạch đã được coi là một nghi thức quan trọng khi chuyển đến một nơi ở mới. Lễ cúng này mang ý nghĩa như là xin phép thổ công, thổ địa phù hộ cho gia chủ có cuộc sống bình yên, suôn sẻ và may mắn. Vậy làm thế nào để thực hiện lễ nhập trạch một cách đầy đủ nhất? Trong bài viết này, Chuyển nhà Thành Hưng sẽ giới thiệu một cách chi tiết từ các bước chuẩn bị đến quy trình cụ thể về các bước làm lễ nhập trạch cho người đọc chưa hiểu về nghi thức này

Nhập trạch là gì?

Nhập trạch là gì? Theo quan niệm của dân tộc ta từ đời xưa, “nhập“ có nghĩa là vào, còn “trạch“ mang nghĩa là nhà. Vì vậy, khi nói đến “nhập trạch“ tức là thực hiện nghi thức khi chuyển đến nhà mới. Lễ nhập trạch để gia chủ thể hiện lòng thành kính của mình đối với các vị thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà, cũng như mong ước được che chở và phù hộ để có một cuộc sống suôn sẻ, ấm no và may mắn tại nhà mới.

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là gì?

Ý nghĩa của việc làm lễ nhập trạch là gì? Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền câu nói "Đất có thổ công, sông có hà bá", thể hiện niềm tin vào sự hiện diện của các vị thần linh cai quản mỗi vùng đất. Lễ nhập trạch không chỉ là hành động thông báo mà còn là sự kính trọng và xin phép của các thần linh và thổ địa. Việc tổ chức nghi lễ trang trọng thể hiện sự hy vọng của gia chủ về một khởi đầu mới đầy may mắn, suôn sẻ, hanh thông. 

Lễ nhập trạch cũng thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn kính đối với gia tiên và các vị thần linh như Ông Địa, Thần Tài. Khi di chuyển đến nơi sinh sống mới, gia chủ cần thông báo và xin phép để di chuyển nơi thờ cúng của gia tiên và các vị thần linh, đồng thời cầu mong được che chở, bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình mới. 

Tóm lại, lễ nhập trạch không chỉ là một nghi thức truyền thống, mà còn là nét đẹp văn hóa thể hiện sự gắn kết cộng đồng và lòng biết ơn đối với những giá trị tâm linh. 

Chọn ngày làm lễ nhập trạch

Chọn ngày làm lễ nhập trạch như thế nào? Xem ngày làm lễ nhập trạch thường được thực hiện bởi các nhà sư, thầy phong thủy được gia chủ mời đến. Một ngày tốt hội tụ nhiều yếu tố quan trọng như: Thời tiết thuận  lợi, ngày hoàng đạo, trời đất thuận hòa, hoặc là chọn ngày hợp mệnh tuổi với chủ nhà. 

Dưới đây là cách chọn ngày làm lễ nhập trạch phổ biến nhất:

Chọn ngày làm nhập trạch theo hướng nhà

Chọn ngày tốt nhập trạch theo hướng nhà

Chọn ngày tốt nhập trạch theo hướng nhà

  • - Nhà hướng Đông, hệ Mộc: tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ hệ Kim

  • - Nhà hướng Tây, hệ Kim: tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão của hệ Mộc

  • - Nhà hướng Nam, hệ Hỏa: tránh ngày Tý, Thân, Thìn của hệ Thủy

  • - Nhà hướng Bắc, hệ Thủy: tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất của hệ Hỏa.

Chọn ngày tốt theo phong thủy để nhập trạch

Theo cuốn “ Xem ngày lành tháng tốt cho mọi việc“ có đề cập: Muốn dọn đến nhà mới xây cất xong hoặc chuyển về nhà mới mua cần chọn một trong 21 ngày tốt sau: Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tuất, Giáp Tý, Quý Sửu, Quý Tỵ, Quý Mão, ngày Tốc Hỷ, ngày Đại An.

>>> Xem thêm: Cách xem ngày nhập trạch và danh sách xem ngày nhập trạch theo tuổi năm 2024.

Những ngày đại kỵ không nên làm lễ nhập trạch

Không nên tiến hành vào những ngày Nguyệt Kỵ (là các số có ngày cộng lại bằng 5) trong tháng như: ngày 05, ngày 14, ngày 13. Ngoài ra, theo quan niệm nhân gian cũng nên tránh ngày Tam Nương sát. Cụ thể là những ngày:

  • - Tam Sơ Tam Dữ Sơ Thất (ngày 03, ngày 07).

  • - Thập Tam Thập Bát Dương (ngày 13, ngày 18).

  • - Chấp Nhị Dữ Chấp Thất (ngày 22, ngày 27).

>>> Xem thêm: Chuyển nhà nên tránh ngày nào?

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch

Mâm cúng lễ nhập trạch

Mâm cúng lễ nhập trạch

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch như thế nào? Trong một mâm cúng nhập trạch phải có đầy đủ 3 phần: Mâm ngũ quả, hương hoa và rượu thịt

  • - Mâm ngũ quả: Theo phong thủy, mâm ngũ quả bày trí tối thiểu 5 loại quả trở lên và đa dạng. Các loại quả thường được dùng để cúng nhập trạch như: Cầu, dừa, sung, đủ, xoài. Ngoài ra nếu không tìm mua được năm loại quả trên có thể thay thế bằng những loại trái cây theo mùa. Lưu ý khi chọn quả thờ cúng, bạn nên chọn loại quả tròn, có màu tươi mới và đẹp mắt, tránh đưa lên bàn cúng những quả có gai vì nó mang sát khí, sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ

  • - Mâm hương hoa: Chuẩn bị giống như lễ cúng bình thường của người Việt gồm có: 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối, gạo trộn lẫn với nước. Hoa có thể chọn theo sở thích của gia chủ hoặc theo mùa, chú ý là hoa tươi càng tốt vì thu hút nhiều tài lộc đến cho gia đình

  • - Mâm rượu thịt: Gia chủ quyết định cúng món chay hay mặn không quá quan trọng. Nhưng theo quan niệm của đạo Phật, thường thì cúng chay sẽ mang đến bình an và sự che chở cho cuộc sống của gia chủ. Dưới đây đề cập đến hai hình thức chuẩn bị cúng chay hoặc cúng mặn:

  • - Nếu làm cơm mặn thì chuẩn bị như sau: Đĩa xôi, gà luộc nguyên con, 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), 3 chén trà và 3 chén rượu, 3 điếu thuốc, một vài món xào, món canh,...)

  • - Còn nếu làm cỗ chay, bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy thuộc. Có một vài gợi ý được liệt kê như sau: Nem chay, gà giả chay, rau củ xào, canh nấm,...

 Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới

Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới như thế nào? Sau khi đã sắm lễ và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, gia chủ tiến hành làm lễ nhập trạch theo các bước sau đây:

Thủ tục làm lễ nhập trạch về ngày mới

Thủ tục làm lễ nhập trạch về ngày mới

  • - Đầu tiên là đốt lò than, đặt ngay tại lối đi qua cửa chính và nhà mới. Gia chủ (tốt hơn là nam trụ cột gia đình) bước qua sẽ cầm bát hương thờ thổ công và bước chân qua bếp than. Lưu ý khi bước chân thì nên bước chân trái trước, sau đó đến chân phải.

  • - Tiếp theo, đến lượt các thành viên khác trong nhà bước vào theo thứ tự vai vế từ lớn tới nhỏ. Người vợ cầm theo trang sức và tiền của, con cái thì cầm theo chảo, nồi và các vật dụng khác. Các thành viên bắt buộc phải mang một thứ gì đó vào nhà mới, tuyệt đối không được để tay không.

  • - Khi làm lễ nhập trạch, gia chủ nên bật sáng toàn bộ đèn trong nhà, mở hết tất cả cửa sổ và cửa chính, mục đích để đón ánh sáng và hút tài lộc, vượng khí.

  • - Một số thành viên sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ địa ngay ngắn. Các thành viên còn lại bày mâm cúng giữa nhà, hướng người về phía hợp tuổi của gia chủ.

  • - Người đại diện gia đình thắp nhang và đọc văn khấn. Những người khác đứng trước mâm và chắp tay cúng nghiêm trang.

  • - Sau khi đọc văn khấn xong, bếp cần được khai lửa do chính tay gia chủ thực hiện bằng việc nấu nước pha trà, đây là hành động khai hỏa, tạo sức sống cho căn nhà. Nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha.

  • - Đến việc đốt vàng mã, khi cháy hết thì dùng rượu rưới lên tro.

  • - Gia chủ giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Táo, việc này tượng trưng cho sự ấm no.

  • - Nghi thức làm lễ nhập trạch đến đây là hoàn tất. Gia chủ đem đồ đạc vào nhà và bắt đầu bày trí, sắp xếp căn nhà mới của mình.

>>> Xem thêm: Thủ tục về nhà mới.

Văn khấn nhập trạch

Nam mô a di Đà Phật ! ( 3 lần )

Kính lạy Tiên nội ngoại họ……

Hôm nay là ngày….tháng…..năm….

Gia đình và các thành viên chúng con mới dọn đến đây ( địa chỉ ) :......Chúng con thành tâm sắm lễ trang nghiêm, với các lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, các vị thần thánh, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.Cuối xin các ngài các cụ, ông bà cùng nội ngoại thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đạo hưng thịnh, bình an mạnh khỏe. Chúng con nghiêm nghị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cuối xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật ( 3 lần )

Những điều cần tránh khi chuyển về nhà mới

Những điều cần lưu ý khi chuyển về nhà mới

Những điều cần lưu ý khi chuyển về nhà mới

Khi chuyển về nhà mới cần tránh những điều gì? Việc giữ không khí vui vẻ, lạc quan không chỉ tạo ra môi trường hòa thuận mà còn góp phần vào tình cảm và sự hiểu biết lẫn nhau. Sự đồng lòng và hòa mình của các thành viên củng cố mối quan hệ gia đình, tạo nên một sự khởi đầu tích cực. Để tận hưởng những lợi ích tốt nhất, gia đình cần tránh những điều dưới đây:

  • - Gia chủ và các thành viên trong gia đình nên giữ không khí vui vẻ, nói điều tốt lành, tránh cãi nhau, tức giận hay khóc lóc vào ngày nhập trạch.

  • - Nên chọn ngày lành tháng tốt, hợp với ngày tháng năm sinh âm lịch để dọn nhà, lúc chuyển không nên mời bạn bè, chỉ nên có những người thân trong gia đình.

  • - Trước khi làm lễ thì nên kiểm tra tất cả bóng đèn, thiết bị điện tử.                                       

  • - Mua chổi và cây lau nhà mới, vì nó mang ý nghĩa xua đi những thứ xui xẻo ở nhà cũ.

  • - Nên mang trái cây hoặc hoa tươi, tránh đi tay không.

  • - Tránh để phụ nữ có bầu tham gia chuyển nhà.                                                                       

  • - Khi làm lễ nhập trạch, cần bật nồi lửa và nấu nước trà tượng trưng cho sự phát triển trong công việc. Gia chủ cần ngủ lại 1 đêm ở nhà mới, tránh sự trống trải.

  • - Ngoài ra ngày nhập trạch không nên ngủ trưa vì nó biểu hiện sự lười biếng bệnh tật.

Tổng kết

Qua bài viết Chuyển Nhà Thành Hưng chia sẻ ở trên, bạn đã biết nhập trạch là gì và những thủ tục nhập trạch vào nhà mới sao cho đúng với truyền thống. Việc làm nghi lễ nhập trạch rất quan trọng đối với gia chủ vì nó mang tính quyết định cuộc sống và công việc có thuận lợi hay không? Vậy nên gia chủ dựa trên những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ về nghi lễ này để tiến hành thực hiện thật trang nghiêm, kính cẩn khi chuyển vào.

Bài viết liên quan:

1800.00.08