• Phone/Zalo: 09 38 38 38 80
  • thanhhunggroup.info@gmail.com
  • HCM: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TPHCM
  • Hà Nội: 105 – 107 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
  • Bình Dương: 192 Nguyễn Du, p. Dĩ An, Bình Dương

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.00.08

Cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà

Cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà hiệu quả, nhanh chóng và an toàn nhất: Đóng gói đồ chuyển nhà cho phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh,...

Cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà

Khi chuyển nhà, bạn sẽ có rất nhiều đồ đạc khác nhau. Từ phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng làm việc,... mỗi nơi sẽ có những nhóm chủng loại đồ dùng khác nhau. Nếu không có cái nhìn bao quát, phân loại đúng và biết cách đóng gói đồ đạc khéo léo, có lẽ chuyển nhà là một nỗi ám ảnh đối với bất kỳ ai. Vì vậy, trong bài viết sau đây, Taxi Tải Thành Hưng xin được tổng hợp đến bạn các lưu ý, nguyên tắc cũng như cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà chi tiết. Hy vọng giúp bạn phần nào hình dung và thực hiện đóng gói đồ chuyển nhà nhanh chóng, hiệu quả, an toàn.

Các lưu ý và nguyên tắc chung khi đóng gói đồ đạc chuyển nhà nên biết

Tùy vào nhà lớn hay nhỏ mà số lượng đồ dùng, kích thước, trọng lượng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta đều công nhận rằng trong mỗi gia đình đều có đa dạng các loại đồ đạc. Tùy vào công dụng của mỗi khu vực trong nhà cũng như điều kiện kinh tế mà có những loại đồ dùng khác nhau. Và đối với mỗi nhóm đồ đạc sẽ cần có cách đóng gói và bao bọc riêng. Một số lưu ý và nguyên tắc chung khi thực hiện quá trình này mà bạn nên nắm để mọi việc diễn ra thuận lợi nhất:

Lên danh sách và phân loại đồ đạc theo nhóm

Để dễ dàng cho bạn đóng gói an toàn, tiết kiệm không gian thùng đựng hay thuận tiện quản lý và tìm kiếm thì việc phân loại theo nhóm sẽ là cách hiệu quả nhất. Việc lên danh sách đồ đạc và phân loại càng chi tiết và đóng gói, dán nhãn kỹ lưỡng sẽ càng hữu ích cho bạn. Một lời khuyên là bạn nên chia ra từng khu vực để dễ quản lý:

  • - Phòng khách: Thường gồm các nội thất như bàn ghế, kệ tivi, kệ sách, tủ giày, tivi, máy lạnh, quạt, đèn trần, bình hoa, tranh ảnh, tượng trang trí, giày dép,...
  • - Nhà bếp: Đây có lẽ là khu vực đa dạng đồ dùng nhất, cũng như độ phức tạp cao nhất trong mỗi gia đình. Gồm các loại đồ phổ biến như: Bàn ghế ăn, tủ bếp, tủ lạnh, bếp nấu, nồi cơm, bình đun siêu tốc, lò nướng, lò vi sóng, xoong nồi, ly tách, chén đĩa, muỗng đũa, dao kéo, thau chậu, phụ kiện bếp, chai lọ gia vị, thực phẩm, bia rượu, nước rửa chén,...
  • - Nhà vệ sinh: Gồm các nhóm mỹ phẩm vệ sinh như sữa tắm, dầu gội, chất tẩy rửa,... và các nội thất như gương soi, lavabo, bồn cầu, vòi sen, máy nấu nước nóng nếu cần chuyển theo.
  • - Phòng ngủ: Gồm giường, tủ quần áo, kệ đầu giường, quần áo, móc treo, đồ phụ kiện, mỹ phẩm trang điểm, bàn và kệ, máy lạnh, máy lọc không khí,...
  • - Phòng làm việc: Có thể chung hoặc riêng với phòng ngủ, bao gồm bàn, ghế, tủ kệ, máy tính, máy in, loa, hồ sơ, tài liệu, sách vở,...

Sau đó tại mỗi vị trí, bạn lại phân loại theo nhóm vật dụng: Hàng dễ vỡ, đồ cồng kềnh, trọng lượng lớn, thiết bị điện tử, tài liệu, đồ cá nhân, có giá trị,... Trong mỗi loại này, bạn có thể chia nhỏ hơn nữa để dễ đóng gói, ghi chú lên vật đựng rồi lại bỏ vào thùng đựng theo nhóm lớn hơn.

Phân loại đồ đạc theo nhóm

Phân loại đồ đạc theo nhóm

Không để khoảng trống trong thùng đựng

Nếu bạn có bỏ đồ gì vào thùng, nhất là những vật nặng, thì không nên để trống diện tích trong thùng đựng. Lý do là bởi vì khi di chuyển, sự rung lắc sẽ làm xê dịch các đồ đạc trong thùng dẫn đến va đập. Đặc biệt nếu trong thùng có hàng dễ vỡ thì càng nguy cơ hơn. Chắc chắn sẽ khiến cho chúng bị bể vỡ hoặc hư hỏng.

Điều này cũng đúng khi bạn xếp các thùng đồ lên xe. Cố gắng để các thùng đồ và vật dụng được đặt sát nhau không có khoảng trống để chúng không bị xô lệch, nghiêng ngả khi xe di chuyển. Nếu đã cố gắng mà không làm lấp đầy được thì cố định từng nhóm lại bằng dây đai cột vào khung xe.

Không để khoảng trống trong thùng chứa

Không để khoảng trống trong thùng chứa

Không nhồi nhét quá nhiều thứ vào thùng

Ngược lại với nguyên tắc trên, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều thứ vào thùng. Bởi lẽ chúng có thể căng lên và tràn ra khỏi thùng, làm bục bể vật đựng khiến rơi vỡ hết đồ đạc. Hoặc nhiều đồ quá cũng sẽ khó bưng vác hơn.

Không nhồi nhét quá nhiều đồ vào thùng

Không nhồi nhét quá nhiều đồ vào thùng

Nên lựa chọn thùng đựng có kích thước phù hợp với từng nhóm đồ đạc

Thông thường mọi người sẽ dùng thùng carton để dễ dàng lựa chọn kích thước và độ dày phù hợp, giá cả rẻ lại có trọng lượng nhẹ, dễ kiếm. Với những đồ nặng, bạn nên chọn thùng cỡ nhỏ hoặc vừa. Không nên dồn vào một thùng lớn quá nhiều vật nặng. Vì sẽ gây áp lực cho người khuân vác, khó vận chuyển hoặc cần có nhiều người hỗ trợ. Đồng thời dễ bị đâm thủng thùng, rơi rớt đồ xuống vô cùng nguy hiểm. Có thể hư hỏng đồ đạc và làm bị thương người vận chuyển. Trừ một số đồ đạc nguyên khối kích thước lớn thì có thể bỏ vào thùng có thể tích phù hợp.

Chọn thùng đựng có kích thước phù hợp

Chọn thùng đựng có kích thước phù hợp

Đóng gói theo nguyên tắc xếp chồng

Bạn có từng nghe về búp bê Nga bao giờ chưa? Đó là một món quà truyền thống của người Nga, một con búp bê bên trong có những con búp bê khác theo thứ tự nhỏ dần. Nghĩa là bạn có thể tìm cách đóng gói các nhóm đồ rỗng hoặc cùng đặc tính mà có thể xếp chồng lên hoặc nhét vật khác vào giữa. Chẳng hạn: Nồi lớn chứa nồi nhỏ, tô lớn chưa tô nhỏ, tương tự với ly, đĩa, thau chậu. Ngoài ra còn tủ quần áo, tủ giày dép có thể bỏ những đồ dùng kích thước nhẹ vào bên trong. Và tất nhiên nên cố định chắc chắn.

Đóng gói theo nguyên tắc xếp chồng

Đóng gói theo nguyên tắc xếp chồng

Cần dán nhãn rõ ràng và chi tiết càng tốt

Khi đóng gói từng nhóm đồ vào một chỗ, dù nhóm nhỏ hay lớn, bạn đều cần ghi chú vào. Đầu tiên là ghi theo nhóm, sau đó bên dưới viết rõ các món có trong thùng càng tốt. Việc này tuy có vẻ hơi mất công nhưng hãy tin là bạn sẽ cảm thấy lợi ích sau đó. Nhất là khi bạn cần phải tìm một đồ vật gì trong đống hàng hóa ngổn ngang vào những ngày dọn nhà này. Chẳng hạn như:

  • - Bạn đóng gói đồ dùng nhà bếp, sau khi chia ra các nhóm đồ lớn như: Đồ dễ vỡ, thiết bị điện tử, hàng cồng kềnh, xoong nồi, vật dụng thiết yếu còn lại. Trong vật dụng còn lại sẽ có muỗng đũa, dao kéo, rổ rá,... bạn sẽ gói chung đũa và muỗng vào một túi, cột lại cẩn thận. Rổ rá bạn cũng xếp chồng vào nhau rồi dán cố định lại. Dao kéo bạn cũng bọc lại đầu nhọn và lưỡi, sau đó dán hay cột lại, bỏ vào một túi. Tất cả nhóm này bạn có thể bỏ vào chung một thùng carton ghi “Đồ dùng thiết yếu: ...”.
  • - Tương tự làm với các nhóm khác trong đồ dùng bếp như: Đồ dễ vỡ có chén bát, đĩa, ly tách,...
  • - …

Cần dán nhãn rõ ràng, càng chi tiết càng tốt

Cần dán nhãn rõ ràng, càng chi tiết càng tốt

Đặt vật cồng kềnh, nặng xuống dưới, nhẹ lên trên

Đặt các đồ cồng kềnh hay vật nặng xuống mặt phẳng trước khi bỏ những thùng đồ nhẹ hơn lên trên. Và đương nhiên bạn cần chú ý chúng phải được đặt một cách vững vàng chứ không phải chông chênh, dễ bị ngã đổ. Hơn thế nữa khi đặt lên xe, cần cố định các thùng lại bằng cách đặt cạnh nhau và dùng dây ràng ràng lại cẩn thận.

Đặt vật cồng kềnh, nặng xuống dưới, nhẹ lên trên

Đặt vật cồng kềnh, nặng xuống dưới, nhẹ lên trên

Tiếp theo dưới đây, bạn sẽ tìm hiểu rõ hơn về cách đóng gói các nhóm đồ đạc khác nhau khi chuyển nhà!

Cách đóng gói đồ đạc cồng kềnh, trọng lượng lớn khi chuyển nhà

Các đồ đạc cồng kềnh ở đây muốn nói đến như: Bàn ghế, tủ quần áo, tủ gỗ, kệ giày, kệ tivi, tủ bếp, giường, nệm, quầy đảo,... những loại đồ không có mạch điện tử bên trong. Hầu như các loại đồ đạc này đều có giá trị, cần hạn chế lửa, nước và trầy xước, cấn móp vì dễ làm giảm giá trị của chúng. Tuy nhiên vì trọng lượng và kích thước cồng kềnh không có thùng đựng chuyên dụng nên cách tốt nhất khi đóng gói là dùng các màng bọc PE và tấm bìa carton cỡ lớn để phù hết toàn bộ bề mặt và ôm các góc cạnh để tránh va chạm gây trầy xước, nứt vỡ.

Cách đóng gói các đồ đạc cồng kềnh, trọng lượng lớn

Cách đóng gói các đồ đạc cồng kềnh, trọng lượng lớn

>>> Xem thêm: 

- Cách vận chuyển tủ quần áo 

- Vận chuyển giường tủ

Vận chuyển đồ nội thất

Cách đóng gói hàng dễ vỡ khi chuyển nhà

Hàng dễ vỡ có thể nói là nhóm đồ vật cần rất nhiều sự lưu tâm. Bởi tuy chúng hiếm khi có kích thước lớn trừ một số tấm kính bếp hay gương lớn nhưng lại cực kỳ khó bảo quản an toàn. Vì đúng như tên gọi, chúng “dễ vỡ". Một số hàng dễ vỡ thường có trong gia đình như:

  • - Ly tách, chén đĩa, bình nước.
  • - Bình hoa, chậu hoa, tượng gốm, sứ,...
  • - Gương soi, tranh ảnh.
  • - Kính ốp bếp, mặt đá bếp, lavabo, bồn cầu.
  • - Đèn chiếu sáng, đèn trần,...

Do đó, khi chuyển nhà, chúng cần được sắp xếp và đóng gói cẩn thận từng món một bằng màng PE, giấy báo, bong bóng khí trước khi bỏ vào chung một thùng carton chắc chắn. Và cũng không nên đóng quá nhiều món vào một thùng hay cho vào thùng lớn quá khó bưng mà dễ bị hỏng thùng. Chèn thêm giữa các vật dụng để không còn khoảng trống khiến hàng hóa bị va đập khi bưng bê hay chở bằng xe. Kỹ hơn nữa có thể bao ngoài thùng bằng túi bóng khí cho an toàn.

Đối với các loại hàng dễ vỡ bản rộng như:

  • - Gương soi thì nên dán hình chữ X chéo trước gương để ngăn chúng bị rơi ra khỏi khung hay bị nứt khi vận chuyển. Sau đó bọc ngoài bằng màng PE, bong bóng khí hoặc tấm bìa carton (Thậm chí cả 2 nếu muốn đảm bảo an toàn hơn).
  • - Tấm kính bếp lớn thì bọc bằng màng PE và tấm bìa carton (hoặc cả bong bóng khí nếu cần). Tương tự đối với các bề mặt đá bếp, bàn đảo,...

Cách đóng gói hàng dễ vỡ khi chuyển nhà

Cách đóng gói hàng dễ vỡ khi chuyển nhà

>> Xem thêm: Cách đóng gói hàng dễ vỡ.

Cách đóng gói thiết bị điện tử khi chuyển nhà

Trong thiết bị điện tử lại có những loại nhỏ gọn hơn như: Nồi cơm điện, lò vi sóng, bình đun siêu tốc, máy lọc nước cho đến loại kích thước hơi to hơn như: Các loại bếp, nồi chiên không dầu, lò nướng, máy lạnh, quạt. Và lớn hơn, cồng kềnh, nhiều chủng loại hơn là: Máy rửa chén, máy giặt, tủ lạnh; hay dễ vỡ và nhạy cảm như: Tivi, máy tính,... Vì vậy sẽ cần áp dụng các nguyên tắc trên và những lưu ý đối với đồ cồng kềnh và hàng dễ vỡ.

Những mặt dễ vỡ cần được bọc kỹ bằng đồ bảo quản phù hợp như bong bóng khí. Còn các bề mặt và góc cạnh khác bọc bằng màng PE hoặc bong bóng khí rồi đặt vào thùng carton dày dặn có lót xốp đệm đối với thiết bị nhỏ, vừa. Còn với thiết bị to lớn cồng kềnh như tủ lạnh, máy giặt đa phần không còn thùng carton như khi mới mua về thì sẽ bọc bằng màng PE và tấm bìa carton phù kín bề mặt và bọc các góc cạnh cẩn thận.

Cách đóng gói các loại thiết bị điện tử

Cách đóng gói các loại thiết bị điện tử

>> Xem thêm:

- Cách đóng gói vận chuyển tủ lạnh


- Vận chuyển tivi

- Vận chuyển máy giặt

Vận chuyển lò vi sóng

Cách đóng gói các đồ dùng cá nhân, tài sản có giá trị

Đồ dùng cá nhân như quần áo hay mỹ phẩm thì đóng riêng vào thùng cá nhân và bỏ cùng với đồ dùng của phòng ngủ. Riêng với trang sức, tiền bạc nên do chính tay bạn đóng gói và bảo quản bởi chúng nhỏ gọn và quan trọng. Bạn có thể dùng loại thùng đặc biệt và dán nhãn kỹ lưỡng. Bỏ vào các túi đồ cá nhân quan trọng khác để xách riêng mang theo bên người.

Đóng gói các đồ dùng cá nhân, tài sản có giá trị

Đóng gói các đồ dùng cá nhân, tài sản có giá trị

Cách đóng gói các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu

Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu đa phần là quan trọng như: Sổ đỏ, hộ khẩu, hồ sơ cá nhân,... cần được đóng tệp chống thấm nước và bỏ vào thùng carton kích thước nhỏ gọn. Những đồ dùng này bạn nên tự mang theo nếu như có thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói.

Ngoài ra còn có sách vở, truyện tranh các loại cũng cần được bỏ vào túi nilon sạch sẽ để khỏi bị ẩm mốc và đặt vào thùng carton riêng.

Cách đóng gói các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu

Cách đóng gói các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu

Nếu bạn có đựng tài sản, hồ sơ tài liệu quan trọng vào két sắt thì có thể tham khảo thêm cách vận chuyển két sắt.

Cách đóng gói các đồ dùng gia đình khác

Bạn sẽ còn một số loại đồ dùng như:

  • - Quần áo, giày dép, chăn nệm.
  • - Thau chậu, rổ rá, thớt.
  • - Xoong nồi, phụ kiện bếp, muỗng đũa, dao kéo.
  • - Các đồ dùng nhà vệ sinh như: Sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải,...
  • - Các hàng gia dụng, tẩy rửa: Nước rửa chén, giặt đồ, tẩy rửa,...
  • - …

Các nhóm đồ này tương đối dễ chịu vì kích thước nhỏ gọn, ít nguy cơ và dễ bảo quản. Vì vậy bạn đóng gói riêng từng nhóm đồ lại, cố định và bao bọc đơn giản. Chỉ có lưu ý với dao kéo là cần phải bọc đầu nhọn và lưỡi trước khi đóng gói và bỏ chung với các nhóm đồ cùng loại. Sau đó bỏ các loại vật dụng này cùng với nhóm lớn của chúng. Chẳng đồ nhà bếp, nhà vệ sinh hay phòng khách, phòng ngủ để tiện vận chuyển, quản lý và sử dụng lại.

Đóng gói các đồ dùng cá nhân, gia đình khác

Đóng gói các đồ dùng cá nhân, gia đình khác

Lưu ý đóng gói các đồ vật nhỏ

Ngoài các đồ đạc trên, có thể bạn sẽ còn những đồ vật nhỏ như các món trang trí kệ, bàn, tủ hay đồ chơi của bé,... Bạn thử cố gắng phân loại nếu có thể vào những túi hay hộp. Sau đó dán nhãn và bỏ vào thùng của nhóm phân loại lớn hơn. Chẳng hạn đồ cho phòng khách hay đồ đặt vào phòng ngủ,...

Đóng gói các đồ đạc kích thước nhỏ

Đóng gói các đồ đạc kích thước nhỏ

Có nên thuê dịch vụ để hỗ trợ đóng gói đồ chuyển nhà không?

Tuy đã nắm được cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà dành cho các nhóm đồ khác nhau trên đây nhưng vẫn còn chưa đủ tự tin. Hoặc bạn bận rộn, không có nhiều thời gian để sắp xếp, tìm mua vật tư hay bỏ công đóng gói, bưng bê, tìm phương tiện vận chuyển thì hãy xem xét tìm kiếm một dịch vụ chuyển nhà trọn gói chuyên nghiệp, uy tín để hỗ trợ. Một khi có sự hỗ trợ của họ bạn sẽ:

  • - Tiết kiệm được sức lực: Bạn không cần tự tay đóng gói, bưng bê đồ đạc, khuân vác lên xe rồi chở đi. Đồ đạc trong nhà rất nhiều và đa dạng, nhất là những món to lớn, cồng kềnh. Nếu bưng vác không cẩn thận có thể sẽ làm bạn bị ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và cả về sau.
  • - Tiết kiệm được thời gian: Bạn không phải tốn thời gian cho việc lập kế hoạch, sắp xếp, phân loại đồ đạc hay di chuyển đi. Dịch vụ vận tải sẽ thực hiện toàn bộ cho bạn. Thay vào đó, bạn có thể dùng khoảng thời gian này để dọn dẹp và trang trí lại không gian sống mới.
  • - Tiết kiệm nhân lực: Không cần phải nhờ vả ai hỗ trợ. Mọi người trong gia đình có thể tập trung vào công việc của họ.
  • - Tiết kiệm chi phí: Có thể bạn tốn tiền thuê dịch vụ nhưng bù lại, không bị tốn tiền tìm kiếm và thuê các dịch vụ lẻ tẻ như xe tải, nhân công bốc xếp, vật tư, chỗ đậu xe,...
  • - Hạn chế rủi ro: Bởi đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Họ sẽ đảm bảo cho đồ đạc của bạn an toàn. Và nhất là nếu có sai sót không mong muốn xảy ra, họ sẽ bồi thường thiệt hại đến 100% giá trị tài sản cho bạn đấy!

Lợi ích của việc thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói

Lợi ích của việc thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói

Và Thành Hưng chính là một đối tác đáng tin cậy mà bạn hãy thử một lần hợp tác. Với thâm niên nhiều năm, có thương hiệu chân chính, uy tín hàng đầu trên thị trường cùng lượng khách hàng đồ sộ như hiện tại, công ty có đủ sự tự tin và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn cho dù quy mô vận chuyển như thế nào.

Taxi tải Thành Hưng còn có hệ thống xe tải hơn 700 chiếc đời mới, chất lượng, đội ngũ nhân viên thạo việc, đầy đủ kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật và nhiệt tình, tận tâm. Bên cạnh đó là mạng lưới phục vụ rộng khắp tất cả quận huyện tại TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. Thời gian làm việc của chúng tôi linh hoạt 24/7 kể cả ngày nghỉ, lễ tết, cuối tuần. Bạn cũng sẽ được nhận được sự bồi thường thỏa đáng nếu có sai sót ngoài ý muốn xảy ra.

Qua bài viết, hy vọng đã giúp bạn có được nhiều thông tin và cách thức để đóng gói đồ đạc khi chuyển nhà. Quá trình di dời này sẽ nhẹ nhàng và suôn sẻ hơn nếu bạn nắm được cách và nhận được sự hỗ trợ thực tế và hữu dụng nhất. Và Chuyển nhà Thành Hưng luôn sẵn sàng để đồng hành và hợp tác cùng bạn trong hành trình này. Hãy liên hệ chúng tôi ở số hotline *3838 hoặc số tổng đài miễn cước 1800 00 08 để nhận được nhiều thông tin và tư vấn chính xác hơn nhé!

1800.00.08